Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, chúng là một thành phần mỡ máu tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi của cơ thể. Triglyceride máu nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khó lường. Tăng triglyceride máu đơn thuần cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời và đúng cách.
Mục lục
Tăng triglyceride máu đơn thuần là gì?
Triglyceride có nhiều trong mỡ động vật và dầu thực vật. Trong các bữa ăn, nếu lượng calo hấp thụ lớn hơn lượng calo tiêu thụ, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride và tích trữ chủ yếu ở các mô mỡ, tế bào gan. Khi cơ thể tích trữ quá nhiều triglyceride sẽ dẫn đến nồng độ triglyceride máu cao.
Tăng triglyceride máu có thể được đặc trưng bởi:
- Tăng cholesterol máu
- Tăng triglyceride máu đơn thuần
- Tăng đồng thời cả cholesterol và triglyceride máu
Trong đó, tăng triglyceride máu đơn thuần là trong 4 chỉ số mỡ máu (bao gồm: cholesterol, HDL – c, LDL- c, triglyceride), chỉ có chỉ số triglyceride tăng cao.
Mặc dù triglyceride chỉ đóng góp một phần nhỏ trên tổng giá trị cholesterol máu, nhưng nếu ở nồng độ rất cao có thể ảnh hưởng đáng kể tới giá trị cholesterol toàn phần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Nồng độ triglyceride cao, đặc biệt khi không có nồng độ cholesterol tốt HDl – c cao có thể phản ánh gan bạn đang gặp vấn đề – nơi mà triglyceride được tạo ra. Khi đó, bạn cần thực hiện làm kiểm tra men gan, mức độ của các enzyme gan sẽ cao nếu gan có vấn đề.
Chẩn đoán tăng triglyceride máu đơn thuần
Tiền sử và bệnh sử
- Tiền sử gia đình rối loạn lipid máu
- Cân nặng tối đa và hiện tại
- Sử dụng thuốc (kể cả các thuốc đã ngừng gần đây)
- Sử dụng rượu
- Đái tháo đường
Chẩn đoán tăng triglyceride máu được thực hiện bằng cách xét nghiệm đo nồng độ huyết tương. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần:
- Nhịn ăn trong khoảng từ 9 – 14 giờ (chỉ uống nước lọc).
- Không uống rượu trong khoảng 24 giờ.
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Tăng triglyceride máu ở người lớn được định nghĩa là khi nồng độ triglyceride đo được lớn hơn 2,3 mmol/L (>200mg/dL).
Tăng triglyceride máu đơn thuần được biểu thị bởi tăng chylomicron và/hoặc tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL).
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ số triglyceride là gì? Làm gì khi chỉ số Triglyceride tăng cao?
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
Tăng triglyceride máu đơn thuần nặng có thể xuất hiện các biểu hiện:
- U vàng ban xuất hiện khi số lượng lớn triglyceride nằm trong các mô dưới da, gây ra các nốt sần vàng cam li ti với đáy hồng ban.
- Nồng độ natri có thể thấp giả. Khi nồng độ triglyceride cao sẽ chiếm chỗ nước chứa natri trong huyết thanh.
- Nồng độ amylase gần bình thường (chiếm 50% bệnh nhân triglyceride cao dẫn tới viêm tụy cấp).
Phân tích trên mẫu thu được:
- Mẫu huyết tương thường rõ ràng khi nồng độ triglyceride <4,5 mmol/L (<400 mg/dL)
- Mẫu huyết tương lờ mờ, không rõ ràng khi nồng độ triglyceride cao hơn. Các hạt VLDL (và/hoặc chylomicron) đủ lớn để tán xạ ánh sáng. Khi chylomicron có mặt sẽ có một lớp mỏng xuất hiện phía trên huyết tương (sau khi làm lạnh trong vài giờ).
Tăng triglyceride máu đơn thuần có nguy hiểm không?

Tăng triglyceride máu đơn thuần có thể khiến bạn đối mặt với những nguy cơ sau:
U vàng: Người bị tăng triglyceride máu đơn thuần có thể gặp phải bệnh u vàng gân và u vàng mí mắt; bệnh u vàng phát ban (sẩn nhỏ màu cam-màu đỏ) có thể xuất hiện trên thân mình và tứ chi. Khi nồng độ triglyceride > 11,3mmol/L ( >1000mg/dL) có thể bị nhiễm lipid võng mạc (mạch máu võng mạc màu vàng cam).
Viêm tụy cấp: Tăng triglyceride máu cao vượt ngưỡng kéo theo các axit béo tự do tăng cao, gây tổn thương các tế bào tụy, làm tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, dẫn tới viêm tụy. Người bị viêm tụy thường bị sốt cao, đau bụng dữ dội, nôn mửa. Trường hợp dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa tới tính mạng.
Đái tháo đường tuýp 2: Nếu bạn có chỉ số triglyceride cao cùng với đó là 1 trong 5 tình trạng (bao gồm: huyết áp cao, mỡ bụng nhiều, HDL-c thấp, lượng đường trong máu cao) thì bạn sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 5 lần.
Ảnh hưởng đến chân: Khi chất béo trong máu cao sẽ tạo thành các mảng bám xuất hiện trong động mạch, chúng chảy đến chân có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể gây đau và tê chân và bàn chân, nhất là khi bạn đi bộ hay chạy bộ, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân và bàn chân.
Ảnh hưởng đến gan: Tăng triglyceride máu đơn thuần không được kiểm soát sẽ sản sinh lượng axit béo tích tụ trong gan, lượng mỡ trong gan lớn khiến gan gặp phải các bệnh lý mãn tính như gan nhiễm mỡ, sẹo gan, thậm chí ung thư gan.
Mất trí nhớ: Không chỉ do lão hóa mà tăng triglyceride máu đơn thuần cao cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với chứng mất trí nhớ. Nồng độ triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não, tăng tích tụ amyloid (một loại protein độc hại).
Điều trị tăng triglyceride máu đơn thuần
Với những người có chỉ số triglyceride máu đơn thuần chỉ hơi tăng nhẹ có thể áp dụng chế độ ăn uống và lối sống khoa học có thể từ từ đưa chỉ số triglyceride về ngưỡng an toàn. Trường hợp không có sự chuyển biến tích cực hoặc mức độ tăng triglyceride cao đến rất cao cần thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ (bao gồm việc dùng thuốc để hạ triglyceride).
1. Mục tiêu điều trị
Phòng ngừa viêm tụy cấp: Tăng triglyceride rất cao chiếm 10% các nguyên nhân gây ra viêm tụy, đặc biệt khi triglyceride tăng trên 10 mmol/L (880mg/dL). Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mặc dù TG chỉ trong khoảng 5 – 10 mmol/L (400 – 880mg/dL) nhưng vẫn xảy ra viêm tụy.
Phòng ngừa biến cố tim mạch: Các phân tích đã đưa ra kết luận việc điều trị tăng triglyceride máu đơn thuần bằng thuốc Fibrate có thể làm giảm đến 13% các biến cố tim mạch phổ biến, phần lớn là biến cố động mạch vành. Lợi ích của Fibrate rõ ràng hơn khi nồng độ triglyceride cao hơn 2,3 mmol/L (200 mg/dL). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa chứng minh được khả năng làm giảm tỉ lệ tử vong chung của Fibrate.
2. Chỉ định điều trị
Bác sĩ có thể dựa trên mức độ nồng độ triglyceride của bạn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:
- TG từ 150 – 200 mg/dL: điều trị tăng triglyceride máu đơn thuần bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao,…
- TG từ 200 – 499 mg/dL: tính lượng non-HDL – C và điều trị theo mục tiêu non-HDL-C kết hợp thực hiện lối sống lành mạnh.
- Khi TG ≥ 500 mg/dl: Điều trị bằng thuốc giảm TG kết hợp với các biện pháp áp dụng lối sống lành mạnh, mục tiêu ngăn ngừa biến chứng.
3. Điều trị tăng triglyceride máu đơn thuần bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh
Áp dụng lối sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn, điều này bao gồm việc kiểm soát chỉ số triglyceride máu. Hãy lưu ý thực hiện những điều dưới đây:
Tăng cường vận động: Lười vận động được xem xét là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới nồng độ triglyceride máu tăng cao. Trong khi đó, tăng cường vận động, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao có thể giúp bạn có được sức khỏe tốt cùng với việc cải thiện chỉ số triglyceride và tăng chỉ số cholesterol tốt HDL – c. Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động thể chất có thể giúp bạn cải thiện và nâng cao đáng kể sức khỏe của mình.
Tránh đường và carbohydrate tinh chế: Chúng thường có trong các loại đồ uống, nước ngọt đóng chai, ngũ cốc đã qua tinh chế,…
Giảm cân: Ở những người béo phì có chỉ số triglyceride máu cao, lượng calo bổ sung được chuyển hóa thành triglyceride và lưu trữ dưới dạng chất béo. Do đó, giảm lượng calo có thể giúp giảm lượng triglyceride. Giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể giúp giảm lượng chất béo tích tụ, giảm tổn thương cho các tế bảo. Tuy nhiên, bạn cũng cần có kết hoạch giảm cân an toàn và phù hợp với thể trạng cá nhân.
Bổ sung chất béo tốt: Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tăng triglyceride máu đơn thuần là những nhóm có chứa axit béo omega – 3 (có trong cá hồi, cá thu, cá trích, các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, quả bơ,…)
Tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa: Chúng thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn được chiên rán lại nhiều lần,…
Hạn chế tiêu thụ rượu/cai rượu: Thay thế rượu bằng các loại thức uống có lợi hơn cho người tăng triglyceride máu, ví dụ như nước lọc, trà bụp giấm, trà xạ đen, trà giảo cổ lam, nước cam,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Triglyceride nên ăn gì, kiêng gì để mau giảm?
Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối: Thời điểm tốt nhất dành cho người bệnh là nên ăn vào khoảng 6 giờ 30 – 7 giờ tối. Ăn tối muộn sẽ khiến thức ăn được đưa vào cơ thể khó hấp thu hơn. Bởi thời gian tiếp theo sau khi ăn phần nhiều là để ngủ, không tốn nhiều năng lượng. Lượng calo nạp vào không được tiêu thụ dư thừa sẽ đọng lại thành mạch gây xơ vữa động mạch.
Không nên thức khuya: Nghiên cứu cho thấy những người thức khuya thường dễ mệt mỏi, dễ tăng/giảm cân không kiểm soát và có mức triglyceride cao hơn so với những người ngủ đúng và đủ giấc. Thường xuyên thức khuya còn ảnh hưởng đến nội tiến, gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của tuyến thượng thận, làm tăng triglyceride đi kèm tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông.
4. Điều trị tăng triglyceride máu đơn thuần bằng thuốc
Đối với những bệnh nhân tăng triglyceride máu đơn thuần nhẹ khi áp dụng biện pháp thay đổi lối sống nhưng chưa đem lại hiệu quả tích cực; bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao cần được điều trị bằng thuốc.
Thuốc Fibrate
Thuốc Fibrate thông thường bao gồm thuốc Gemfibrozil và Fenofibrate. Fibrate tăng oxy hóa axit béo, tăng tổng hợp LPL và giảm biểu hiện apoC-III, nhờ đó làm giảm sản xuất triglyceride từ VLDL và tăng dị hóa lipoprotein giàu triglyceirde qua LPL.
Fibrate nên được sử dụng cho các bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng. Fibrate có khả năng làm giảm nồng độ triglyceride từ 30 – 50% và tăng nồng độ cholesterol tốt HDL – c. Một điều đặc biệt, khi điều trị bằng Fibrate, LDL – c có thể tăng đối với các bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng và LDL – c có thể giảm đói với bệnh nhân tăng triglyceirde máu nhẹ.
Tác dụng phụ ngoài mong muốn: rối loạn tiêu hóa, tăng tỉ lệ sỏi mật cholesterol.
Chống chỉ định: Bệnh nhân mắc bệnh gan và túi mật.
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 chuỗi dài nguồn gốc hải sản (EPA và DHA) có thể làm giảm nồng độ triglyceride lúc đói và sau khi ăn theo kiểu phụ thuộc liều. Axit béo omega – 3 có khoảng 20 – 80% EPA và DHA tùy thuộc vào loại chế phẩm.
Liều dùng 3 – 4g/ngày EPA và DHA (bổ sung từ thực phẩm tự nhiên) có thể giảm 20 – 50% triglyceirde máu, tăng 5% cholesterol tỉ trọng cao HDL – c. Khi nồng độ triglyceride giảm, axit béo omega – 3 có thể làm tăng nhẹ nồng độ cholesterol tỉ trọng thấp LDL – c do chuyển VLDL sang LDL.
Tác dụng phụ của axit béo omega – 3 liều cao: ảnh hưởng vị giác, ợ hơi có mùi tanh. Bổ sung quá nhiều omega – 3 có thể khiến máu loãng, hạ áp, tổn thương gan và rối loạn tinh thần.
Niacin( axit nicotinic)
Liều dùng 500 – 2000 mg/ngày, niacin có khả năng làm giảm triglyceride từ 10 – 30%, tăng cholesterol tỉ trọng cao từ 10 – 40%, giảm cholesterol tỉ trọng thấp từ 5 – 20%.
Niacin tác dụng trên cơ chế phóng thích prostaglandin D2 từ các tế bào da. làm giãn mạch.
Tác dụng phụ: đỏ da (thường xảy ra ở những liều đầu). Bệnh nhân nên dùng niacin sau khi ăn và sử dụng aspirin (loại không có vỏ) trước khi ăn để giảm tình trạng đỏ da. Điều trị bằng niacin nên đi kèm theo dõi chức năng gan bởi niacin là độc tính trên gan (phụ thuộc vào liều dùng). Một số tác dụng phụ khác có thể gặp: rối loạn dung nạp glucose, tăng axit uric máu.
Chống chỉ định: với bệnh nhân loét dạ dày.
Statin
Thuốc Statin được sử dụng phổ biến nhất là Atorvastatin. Các thuốc Statin khác bao gồm Fluvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin và Simvastatin.
Statin ức chế hydroxymethylglutaryl coenzyme A reductase, nhờ đó làm giảm triglyceride trung bình từ 10 – 15% (tùy thuộc liều dùng).
Statin liều cao có hiệu quả mạnh (atorvastatin 80mg hoặc rosuvastatin 40mg) có thể giảm triglyceride máu từ 25 – 30%.
Tác dụng phụ: chuột rút, yếu cơ, suy thận, tăng men gan.
Orlistat
Oristat là một loại thuốc ức chế lipase ruột, thường được sử dụng để giảm cân và còn được dùng để giảm nồng độ triglyceride sau khi ăn.
Phương pháp này giảm hấp thu mỡ, có ích đối với bệnh nhân tăng chylomicron máu khi đói.
Oristat được dùng kết hợp cùng fibrate.
Tác dụng phụ: chướng bụng, tiêu chảy, tổn thương gan nặng (hiếm gặp).

Lưu ý:
- Không phải bất kỳ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên.
- Thuốc có thể mang lại tác dụng phụ ngoài ý muốn, do vậy người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa nhận được tư vấn từ bác sĩ điều trị chuyên khoa.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp các loại thuốc điều trị triglyceride máu cao hiệu quả
Bổ sung thảo dược kiểm soát triglyceride máu
Năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Nghiên cứu tiếp tục được phát triển và ứng dụng trong sản phẩm FREMO. Sản phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi có công dụng tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ.
Công thức phối hợp đem lại những hiệu quả tích cực:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Theo Fremo.vn