Triglyceride cao là biểu hiện của tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Việc sử dụng thuốc tây để điều trị triglyceride cao có thể đi kèm một vài tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, lựa chọn sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên lành tính có tác dụng hỗ trợ làm giảm triglyceride máu nhanh và hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích.
Mục lục
Những rủi ro khi nồng độ triglyceride trong máu cao

Trước khi tìm hiểu các loại thảo dược giảm triglyceride máu nhanh và hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ triglyceride là gì, các rủi ro của bệnh để nâng cao ý thức phòng bệnh.
Triglyceride là một dạng chất béo mà mỗi ngày cơ thể chúng ta đều tiêu thụ. Đây cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, dầu thực vật. Sau khi được cơ thể tiêu hóa, triglyceride được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong lòng mạch máu.
Sau khi được đưa vào cơ thể, triglyceride được đưa đến ruột non, sau đó thực hiện quá trình phân tách và kết hợp với cholesterol, tạo thành năng lượng. Năng lượng này được tích trữ phần lớn tại gan và các tế bào mỡ. Trường hợp lượng mỡ tích tụ quá lớn, chỉ số triglyceride sẽ tăng cao và có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.
▶️ Tìm hiểu chi tiết: Triglyceride là gì? Triglyceride máu cao có nguy hiểm không?
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số triglyceride được đánh giá theo 4 mức sau:
- Chỉ số triglyceride bình thường, nguy cơ thấp: dưới 150 mg/dL (1,7mmol/L).
- Chỉ số triglyceride sát ngưỡng cao: 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/L).
- Chỉ số triglyceride ở mức cao: 200 – 499 mg/dL (2-6 mmol/L).
- Chỉ số triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL(trên 6 mmol/L).
Biểu hiện của triglyceride cao thời gian đầu không rõ ràng do đó người bệnh thường không cảm nhận được ảnh hưởng sức khỏe của nó gây ra. Tuy nhiên, theo thời gian, triglyceride cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
Một số nguy hiểm đến từ triglyceride máu cao:
- Viêm tụy
- Ảnh hưởng đến gan
- Tiểu đường tuýp 2
- Mắc các bệnh tim mạch
- Tai biến mạch máu não
- Ảnh hưởng đến chân
- Mất trí nhỡ
Dùng thảo dược giảm triglyceride cao có hiệu quả không?
Triglyceride là một thành phần mỡ máu, còn được gọi là chất béo trung tính. Kiểm soát nồng độ triglyceride ổn định mang ý tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến cố tim mạch, xơ vữa động mạch.
Khi hàm lượng chất béo trung tính cao cần hạ xuống một cách an toàn. Phác đồ điều trị triglyceride cao lâu dài ưu tiên thực hiện chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc hạ triglyceride (với trường hợp nặng) và định kỳ theo dõi sức khỏe.
Tuy nhiên việc sử dụng một số loại thuốc tây điều trị triglyceride cao có thể kèm theo tác dụng phụ ngoài ý muốn như ảnh hưởng đến gan mật, hệ tiêu hóa. Do đó, sử dụng thảo dược giảm nồng độ triglyceride được cho là phương pháp lành tính mà có thể đem lại hiệu quả khá tốt.
Từ xa xưa trong dân gian đã lưu truyền nhiều loại thảo dược làm giảm mỡ máu và được y khoa hiện đại nghiên cứu thẩm định lại hiệu quả. Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh khả năng hạ triglyceride của các loại thảo dược như giảo cổ lam, bụp giấm, xạ đen,… Thành phần của các loại thảo dược này đều có chứa những hoạt chất có khả năng hạ chỉ số mỡ máu, làm giãn nở mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu.
10 loại thảo dược giúp giảm triglyceride nhanh
Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng hỗ trợ cải thiện nồng độ chất béo trung tính về ngưỡng an toàn. Dưới đây là danh sách 10 loại thảo dược giúp giảm chỉ số triglyceride nhanh mà Fremo tìm hiểu gửi đến bạn:
1. Nần nghệ
Cây nần vàng hay còn biết đến với tên gọi cây mài đắng, đây là loại thảo dược có chứa hàm lượng saponin steroid cao vượt trội. Khi đi vào cơ thể, saponin làm sạch mạch máu, hạ mỡ máu, hạ cholesterol và triglyceride.
Nhờ khả năng hạn chế sự tái hấp thụ mỡ vào máu, nần vàng có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do triglyceride cao gây ra như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…
Cách dùng nần vàng trị triglyceride cao:
Chuẩn bị 15 củ nần khô hoặc 40g củ tươi đem rửa sạch, sau đó sắc với 0.5l nước. Đun cạn đến còn 0.3l thì đem bỏ vào ấm bảo quản. Dùng sau bữa ăn 30 phút. Uống một thời gian và theo dõi hiệu quả trị bệnh.
2. Tỏi
Tỏi chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người yêu nấu ăn. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, tỏi còn được biết đến với vai trò là một thảo dược, một vị thuốc có công dụng điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có mỡ máu cao.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng hạ mỡ máu triglyceride và cholesterol của tỏi tương tự như uống clo fibrat hạ mỡ máu.
Hơn thế, tỏi còn có công dụng làm tăng cholesterol tốt HDL-c và giảm cholesterol xấu LDL-c, từ đó ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch vành, động mạch ngoại vi.
Cách dùng tỏi hạ triglyceride máu:
- Chuẩn bị: 100g tỏi. 100g đậu trắng.
- Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát. Đậu trắng vo sạch, để ráo nước. Cho hai nguyên liệu vào nồi rồi thêm 2 lít nước lọc, sắc đến khi cạn còn 1/8 lượng nước lúc đầu thì chắt ra. Phần cái có thể ăn, còn nước để uống trong ngày. Dùng mỗi tháng một liệu trình.
3. Hoa bụp giấm
Bụp giấm còn được biết đến là hoa atiso đỏ. Hoa bụp giấm có chứa nhiều các loại vitamin: vitamin nhóm B, vitamin C, các axit hữu cơ, anthocyanyl, polyphenol,… Đài hoa bụp giấm có chứa hibithocin – hoạt chất được chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu, giảm triglyceride và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, hibithocin còn có thể làm tăng chỉ số cholesterol tốt HDL – c.
Dịch chiết hibithocin có trong đài hoa bụp giấm có khả năng ngăn chặn tình trạng rối loạn mỡ máu và các bệnh lý mạch vành.
Cách dùng hoa bụp giấm để trị triglyceride cao:
Hoa bụp giấm mua về tác bỏ phần lõi, lấy phần cánh hoa. Sau đó rửa sạch rồi tráng lại bằng nước sôi để nguội. Để ráo nước sau đó ướp với đường theo tỉ lệ: 1kg cánh hoa : 1.3kg đường. Cứ một lớp cánh hoa bạn lại rải một lớp đường, liên tục cho đến hết. Bảo quản trong lọ thủy tinh và đậy nắp kín. Sau 2 tuần có thể dùng.
4. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam có chứa 2 thành phần quan trọng là flavonoid và saponin. Đây là hai hoạt chất được chứng minh là có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giảo cổ lam được chứng minh đem lại một số tác dụng nổi bật như:
- Hạ triglyceride máu, ngăn ngừa chứng xơ vữa mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng.
- Ổn định đường huyết trong máu, tăng bài tiết insulin.
- Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng u.
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng tỉ lệ mỡ thừa được chuyển hóa, giảm béo.
Cách dùng giảo cổ lam để hạ triglyceride máu:
Cho 20g giảo cổ lam khô vào ấm hãm với nước sôi. Đợi khoảng 15 – 20 phút cho dược chất tiết ra là có thể dùng được. Uống như uống nước lọc hàng ngày.
5. Xạ đen
Xạ đen có chứa hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon,…
Đây đều là những hợp chất quý, có khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh ưng thư, chống nhiễm khuẩn, hạ cao huyết áp, giảm mỡ máu, hạ triglyceride máu cao và gan nhiễm mỡ.
Cách dùng xạ đen hạ triglyceride máu:
Chọn lấy 50 lá xạ đen không rách, không sâu, rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó, hãm với 1,5 lít nước đun sôi, ủ trong khoảng 10 – 15 phút. Có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc.
6. Lá vối
Trong lá vối có chứa beta-sitosterol, có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.
Cách nấu lá vối để giảm triglyceride máu:
Chuẩn bị một nắm lá vối hãm với 1 lít nước sôi, ngày uống 3 lần. Nước lá vối thích hợp để tiêu thực, làm mát cơ thể, trị cảm nắng.
7. Hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại cây thân leo sống lâu năm. Người ta thường thu hoạch phần củ để dùng cho việc chữa trị nhiều bệnh. Hà thủ ô có chứa lecthin, hoạt chất có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, giảm triglyceride và ngăn chặn mỡ lắng đọng trong thành động mạch, ức chế virus, vi khuẩn cúm, lao.
Cách dùng hà thủ ô hạ triglyceride máu:
Chuẩn bị: Hà thủ ô, linh chi, lá sen, thảo quyết minh, hổ trượng, lá chè tươi, sơn tra, mỗi thứ 15g, đem hãm với nước uống trong ngày.
8. Dâu tằm
Có thể bạn chưa biết, lá dâu tằm được nghiên cứu là có khả năng làm giảm độ nhớt của máu, hạn chế sự tắc nghẽn mạch máu do máu nhiễm mỡ gây ra nhờ cơ chế hạ triglyceride và cholesterol máu dư thừa.
Cách dùng dâu tằm hạ triglyceride máu:
- Lá dâu tằm rửa sạch, phơi khô rồi pha như pha trà.
- Dùng rễ hoặc thân dâu tằm nấu nước uống.
9. Trà xanh
Trong trà xanh có chứa hợp chất catechin, có khả năng chuyển hóa chất béo, giảm hàm lượng triglyceride và cholesterol xấu. Lá trà xanh còn chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng xơ cứng động mạch, giảm tỷ lệ kết dính máu, giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong máu.
Cách dùng trà xanh giảm triglyceride máu:
Bạn hãy chọn lá trà non, rửa sạch rồi vò nhẹ, cho vào ấm, thêm nước sôi vào hãm. Dùng 3 – 5 tách trà mỗi ngày.
10. Gừng
Cũng giống như tỏi, gừng là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Và gừng cũng là một vị thuốc có nhiều công dụng trị bệnh.
Trong gừng tươi có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, làm tăng pH dạ dày, hạ nồng độ triglyceride máu và cholesterol xấu.
Hoạt chất Gingerol có trong củ gừng được chứng minh là có khả năng thúc đẩy phân hủy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân phù hợp với những người bị béo phì có chỉ số triglyceride cao.
Cách dùng gừng để giảm triglyceride:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng to, 4 củ tỏi, 4 trái chanh, 2l nước.
- Cách làm: Chanh gọt vỏ; gừng, tỏi rửa sạch rồi cho tất cả vào xay xuyễn. Cho hỗn hợp vào nồi rồi đồ 2 lít nước, bắc lên bếp đun sôi, khuấy đều, giữ lửa thêm 10 phút rồi tắt bếp. Để nguội rồi lọc bỏ phần cái, lấy phần nước để dùng. Bảo quản trong chai thủy tinh, nhiệt độ mát rồi dùng dần.
Mỗi ngày uống khoảng 200ml trước bữa ăn 2 tiếng. Hỗn hợp có nước chanh nên để hạn chế đau dạ dày bạn nên uống một chút nước ấm trước. Uống hết dừng 6 ngày rồi tiếp tục uống lại.
☛ Tham khảo thêm: Triglyceride cao nên ăn gì tốt?
Một số lưu ý khi dùng thảo dược giảm triglyceride cao

Khi sử dụng phương pháp dùng thảo dược để hạ triglyceride máu, người dùng cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Phương pháp này áp dụng đối với những bệnh nhân có chỉ số triglyceride không quá cao, bệnh còn ở thể nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng.
- Khi xác định lựa chọn phương pháp này bạn cần kiên trì sử dụng thời gian dài, kết quả sẽ không thể đến trong “một sớm một chiều”.
- Khi dùng thảo dược để hạ triglyceride, bạn cũng cần theo dõi chỉ số triglyceride của mình trong mỗi lần khám. Nếu nồng độ triglyceride không được cải thiện, bạn nên nhận thêm tư vấn từ bác sĩ và lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
- Người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này dẫn tới tình trạng sử dụng quá liều, quá mức cho phép, điều này có thể đem đến một số hệ quả không tốt ngoài ý muốn cho sức khỏe.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn sử dụng thảo dược tự nhiên để trị bệnh nếu bạn đang sử dụng thuốc tây hoặc đang điều trị một bệnh lý khác song song.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số mỡ máu cũng như sức khỏe tổng quát.
☛ Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Triglyceride máu là gì? Khi nào cần thực hiện?
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát triglyceride hiệu quả
PGS.TS Lê Minh Hà cùng với các cộng sự của mình tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam với mong muốn tìm ra giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam.
Kết quả thu về từ chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho thấy: giảm 41,63% Triglyceride, giảm 41,37% Cholesterol, giảm LDL – c 27,77% và làm tăng HDL – c 9,87%.
Đề tài này được nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm FREMO.
Ưu điểm nổi bật của FREMO là cùng lúc mang đến hiệu quả tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ thông nhưng chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, do vậy có thể sử dụng lâu dài mà không lo lắng tác dụng phụ.
Một vài công dụng tiêu biểu của FREMO có thể kể tới:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp mỡ máu và tăng thải trừ mỡ ra ngoài cơ thể. Từ đó hỗ trợ làm giảm các chỉ số Cholesterol, Triglyceride, LDL-c và tăng HDL-c, đưa các chỉ số về ngưỡng an toàn.
- Làm giảm mỡ trong gan, hạn chế mỡ thừa tích tụ, lắng đọng.
- Ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành và giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ não.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn