Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý ngày một phổ biến do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Khi bạn đã thay đổi lối sống mà vẫn chưa kiểm soát được chỉ số này thì cần phải có sự can thiệp của thuốc để chữa trị hiệu quả. Fremo sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nhóm thuốc cho người bị rối loạn lipid máu trong bài viết sau.
Mục lục
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu hay còn được gọi là rối loạn mỡ máu, là tình trạng rối loạn một hay nhiều chỉ số lipid trong máu, có thể tăng chỉ số LDL cholesterol (LDL-C), triglyceride hoặc giảm chỉ số HDL cholesterol (HDL-C).
HDL-C còn được gọi là “cholesterol tốt”, bởi chúng có tác dụng mang cholesterol ra khỏi thành mạch để trở về gan, do đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. LDL-C còn gọi là “cholesterol xấu” bởi chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do dễ bị oxy hóa và bị giữ lại trong các thành mạch máu. Việc tăng LDL-C hay giảm HDL-C sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch.
☛ Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu
Hậu quả của rối loạn lipid máu nếu không được điều trị:
Khi nồng độ LDL trong máu tăng cao, chúng sẽ bị giữ lại và tích tụ tại các mô trong thành mạch máu hình thành các mảng xơ vữa. Lâu dần các mảng vữa xơ lắng đọng tại thành mạch máu gây cản trở dòng máu di chuyển đến các cơ quan, thậm chí có thể hình thành các cục máu đông làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bệnh mạch vành, phình đồng mạch…
Rối loạn lipid máu khi nào cần dùng thuốc?
Việc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu phụ thuộc hoàn toàn vào việc bác sĩ khám và đánh giá tình trạng bệnh của bạn. Trường hợp nhẹ và vừa có thể người bệnh chưa cần sử dụng thuốc mà phương pháp điều trị chính là thay đổi lối sống. Với trường hợp nặng, có các bệnh lý nền hoặc nguy cơ biến chứng cao bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc.
Ngoài ra nếu sau 4-6 tháng thay đổi lối sống mà tình trạng rối loạn lipid máu không cải thiện bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp.
Bác sĩ sẽ xem kết quả xét nghiệm lipid máu để đánh giá sự cân bằng giữa các thành phần cholesterol trong máu. Nếu một hay nhiều chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C, triglyceride tăng quá cao hoặc nồng độ HDL-C quá thấp thì việc điều trị bằng thuốc không thể chậm trễ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiền sử tim mạch, bệnh mạch vành, đái tháo đường, béo phì… để kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay
Đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu, phương pháp điều trị cơ bản bước đầu là thay đổi lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiểm soát tốt mỡ máu nhờ cách này mà cần có sự can thiệp của thuốc. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu phổ biến bao gồm:
1. Statin
Statin là nhóm thuốc điều trị lipid máu thường xuyên được sử dụng và có hiệu quả trên nhiều bệnh nhân. Nhóm này có một số thuốc tiêu biểu như: Rosuvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin…
Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym HMG-CoA reductase do đó ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol tại gan. Khi nồng độ cholesterol tại gan giảm xuống sẽ khiến lượng LDL từ máu vào trong gan tăng lên. Việc này khiến cho nồng độ LDL trong máu hạ và kích thích gan tiết VLDL. Từ đó sẽ làm giảm nồng độ LDL-C, triglyceride, giảm cholesterol toàn phần và tăng HDL-C.
Ngoài ra, nhóm statin còn làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, ức chế quá trình phát triển của mảng xơ vữa giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng xơ vữa động mạch.
Vậy nên, statin thường được sử dụng cho các bệnh nhân: Có bệnh lý tim mạch do vữa xơ, đái tháo đường, tăng cholesterol có tính chất gia đình hoặc những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.
Tác dụng phụ
- Thuốc có độc tính trên gan (>1%), tăng men gan (transaminase)
- Tăng creatinin kinase gây các bệnh lý trên cơ: yếu cơ, mỏi cơ, tiêu cơ vân, và có khả năng gây suy thận cấp khiến bệnh nhân bị tử vong.
- Gần đây FDA dựa trên nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã đưa ra cảnh báo về tình trạng sử dụng statin làm tăng đường huyết (tăng HbA1C).
Chống chỉ định
- Các bệnh nhân bị mẫn cảm với các thuốc nhóm Statin
- Bệnh nhân tăng transaminase, Creatinin kinase hoặc bị bệnh gan
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
2. Fibrate
Fibrate là thuốc hạ mỡ máu thuộc dẫn chất của acid fibric. Một số đại diện nhóm thuốc fibrate thường được sử dụng là Fenofibrat, Gemfibrozil…
Cơ chế tác dụng:
Fibrate ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol tại gan từ đó làm giảm LDL, triglyceride đồng thời fibrate còn kích thích làm tăng sản xuất HDL – cholesterol. Từ đó làm giảm các thành phần gây ra các mảng xơ vữa động mạch giúp kiểm soát được tình trạng bệnh.
Do fibrate có thể làm giảm mạnh triglyceride nên thường được sử dụng trong trường hợp tăng triglyceride hoặc rối loạn lipid máu lâu ngày. Fibrate có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng phụ
- Rối loạn tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi…
- Tăng nguy cơ bị sỏi mật do tăng bài tiết cholesterol qua đường mật
- Bệnh về cơ: yếu cơ, tiêu cơ vân, đặc biệt khi dùng chung với statin.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho các đối tượng bị rối loạn chức năng gan nặng, suy thận nặng, trẻ em dưới 10 tuổi.
3. Niacin
Niacin (Nicotinamide) hay còn gọi là Vitamin B3 là thuốc giúp ổn định các chỉ số mỡ máu. Các chế phẩm niacin hiện nay đang có mặt trên thị trường như: Niaspan, Niacor… Ngoài ra, niacin còn có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như hạt hạnh nhân, cà rốt, rau xanh…
Cơ chế tác dụng:
Niacin gây ức chế phân hủy lipid, giảm tổng hợp và vận chuyển triglyceride (giảm 20-80%), giảm tổng hợp và tăng đào thải VLDL, giảm sản xuất LDL-C (10-25%). Hơn nữa, niacin còn làm tăng HDL-C (tăng 15-35%) nhưng cơ chế này vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Niacin có thể điều trị phối hợp trong tất cả các dạng tăng lipid máu, đặc biệt là dạng tăng triglyceride nặng kèm theo tăng chylomicron máu. Niacin thường phối hợp với resin hoặc các thuốc khác để làm giảm sự phát triển của bệnh.
Tác dụng phụ
- Đỏ bừng mặt: đây là tác dụng phụ thường gặp của niacin do giãn mạch máu. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể sử dụng aspirin 160 – 325 mg/24 giờ uống lúc no, không dùng chung với chế phẩm chứa cồn và tăng liều dùng từ từ.
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu, tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng…
- Một số trường hợp có thể bị tăng đường huyết, độc với gan.
4. Resin
Resin hay còn được gọi là nhựa gắn acid mật là thuốc kiểm soát các chỉ số lipid máu hiệu quả. Một số loại thuốc trong nhóm hay đươc sử dụng như: cholestyramin, cholestipol…
Cơ chế tác dụng:
Resin tạo phức không hấp thu với acid trong muối mật và đào thải chúng ra bên ngoài giúp giảm nồng độ acid mật trong máu. Khi đó, gan sẽ tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol khiến cholesterol giảm tại gan. Điều này làm tăng vận chuyển cholesterol từ máu về gan do đó làm giảm nồng độ LDL trong máu.
Ngoài ra giảm acid mật còn làm giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn tại ruột non. Nhờ đó nồng độ LDL-C có thể giảm 15-30%, nhưng chúng ít làm thay đổi HDL-C máu và làm tăng triglyceride máu.
Resin có thể được sử dụng để điều trị tăng lipid máu nguyên phát. Tuy nhiên, không nên dùng resin cho bệnh nhân tăng triglyceride máu nặng để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Ngoài ra, người ta thường phối hợp chung resin và statin nhằm mục đích giảm liều thuốc sử dụng. Do đó, làm giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng phụ
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đầy bụng, táo bón…
- Giảm hấp thu một số vitamin tan trong dầu như A, D, E, K… Do đó, bạn nên bổ sung các loại vitamin trên nếu phải sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
- Giảm hấp thu một số loại thuốc khác như phenobarbital, digoxin, clorothiazid, dẫn xuất coumarin… Bạn nên uống các thuốc trên trước 1-2 giờ hoặc sau 4-6 giờ khi sử dụng resin.
- Tăng triglyceride máu.
5. Ezetimibe
Đây là thuốc mới được đưa vào để điều trị tăng lipid máu, ezetimibe còn được gọi với cái tên khác là “thuốc ức chế hấp thụ cholesterol”.
Cơ chế tác dụng:
Ezetimibe ức chế vận chuyển cholesterol ở niêm mạc ruột non, do đó làm giảm hấp thu khoảng 50% cholesterol từ ruột và gan. Ezetimibe có khả năng làm giảm 20% LDL-C tuy nhiên ít ảnh hưởng đến nồng độ HDL-C và triglyceride.
Thuốc có ưu điểm là thời gian tác dụng dài, ít tác dụng phụ, ít gặp phải các tương tác không mong muốn và không làm tăng triglyceride máu. Ezetimibe được phối hợp với các thuốc nhóm statin để điều trị tăng lipid máu nguyên phát và dự phòng các biến cố tim mạch.
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng… Một số trường hợp có thể bị đau đầu, phát ban, phù mạch.
Chống chỉ định: Thuốc không được sử dụng cho các trường hợp suy giảm chức năng gan và trẻ em dưới 10 tuổi.
☛ Có thể bạn muốn biết: Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu như thế nào?
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu
- Các loại thuốc điều trị lipid máu có tương tác với nhiều nhóm thuốc và tác dụng phụ nên bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà phải đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
- Hầu hết các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa tại gan, do đó khi sử dụng cần dùng thêm các thuốc giúp hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
- Các bệnh nhân điều trị bằng statin nên kiểm tra chức năng thận và chỉ số creatinin kinase, transaminase thường xuyên để kiểm soát các tác dụng không mong muốn của statin.
- Nên uống các thuốc statin vào buổi tối bởi cholesterol được gan tổng hợp nhiều nhất trong lúc ngủ. Vì vậy, sử dụng thuốc tại thời điểm này sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Luôn luôn kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh, chỉ sử dụng thuốc là chưa đủ để kiểm soát chỉ số lipid máu. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, carbohydrate (mỡ động vật, nước ngọt…) thay thế bằng các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, rau xanh, hoa quả, hạt lanh, hạt chia…
- Theo dõi thường xuyên nồng độ triglyceride và nồng độ cholesterol máu để kiểm tra đáp ứng điều trị của bệnh nhân, nếu không đáp ứng thì cân nhắc chuyển loại thuốc.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu – FREMO
Ngoài các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu. Điển hình là chế phẩm FREMO đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát tốt các chỉ số lipid máu.
FREMO là thành quả nghiên cứu tâm huyết của PGS.TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam với mong muốn đem đến một giải pháp an toàn, hiệu quả có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên cho người bệnh.
Các tác dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol, triglyceride, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về giá trị an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Do đó, FREMO có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm nguy cơ tim mạch cho người rối loạn lipid máu.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Tóm lại, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục và sử dụng thảo dược để kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu. Nếu biện pháp này chưa hiệu quả thì bạn hãy đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc hợp lý để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Nguồn tham khảo
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/blood-cholesterol
https://www.merckmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/cholesterol-disorders/dyslipidemia
https://www.healcentral.org/huong-dan-esc-eas-2019-ve-quan-ly-roi-loan-lipid-mau/
https://thuvienyhoc.com/tai-lieu/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-bo-y-te/
https://benhvienhoabinh.vn/benh-roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-la-gi.html
Rang & Dale’s Pharmacology 7th Edn
Lippincott’s Illustrated Reviews: Pharmacology 6th Edn
Dược thư quốc gia 2018