Cholesterol là một thành phần chất béo trong máu, tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên quá nhiều cholesterol lại có thể gây tắc động mạch và dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này liệt kê các nhóm thuốc hạ cholesterol đang được sử dụng trong điều trị và hướng dẫn dùng thuốc đối với từng trường hợp cụ thể, theo Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam.
Mục lục
- Một số loại thuốc làm giảm cholesterol thông dụng hiện nay
- 1. Nhóm thuốc làm giảm cholesterol trong máu Statin
- 2. Nhóm thuốc hạ cholesterol máu Resins (thuốc gắn với acid đường mật)
- 3. Nhóm thuốc Ezetimibe ức chế hấp thụ cholesterol chọn lọc, giúp điều trị cholesterol cao
- 4. Nhóm thuốc điều trị tăng cholesterol máu Fibrate
- 5. Nhóm thuốc hạ cholesterol máu axit béo Omega3 (dầu cá)
- Nhóm thuốc điều trị cholesterol cao Axit nicotinic (Niacin)
- Thuốc ức chế PCSK9
- Hướng dẫn dùng thuốc giảm cholesterol theo từng đối tượng
- 1. Tăng LDL-Cholesterol
- 2. Tăng cholesterol máu hỗn hợp
- 3. Tăng cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường
- 4. Tăng cholesterol ở người cao tuổi
- 5. Tăng cholesterol máu ở bệnh nhân đột quị hoặc tai biến máu não thoáng qua
- 6. Cholesterol trong máu cao ở bệnh nhân có hội chứng vành cấp và can thiệp động mạch vành
- 7. Tăng cholesterol trong máu có tính chất gia đình
- 8. Tăng cholesterol ở trẻ em
- 9. Tăng Triglyceride máu
- 10. Tăng triglyceride ở bệnh nhân viêm tụy cấp
- Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm cholesterol trong máu
- Sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng cholesterol trong máu cao
Một số loại thuốc làm giảm cholesterol thông dụng hiện nay
1. Nhóm thuốc làm giảm cholesterol trong máu Statin
Cơ chế của nhóm thuốc Statin là ức chế HMG CoA reductase, ngăn chặn hình thành cholesterol xấu, làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu, giảm chất béo trung tính triglyceride và làm tăng một lượng nhỏ cholesterol tốt. Statin là nhóm thuốc thông dụng nhất trong điều trị tăng cholesterol trong máu.
Chống chỉ đinh: người mắc bệnh gan hoặc đang mang thai.
Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy; chóng mặt, đau đầu, đau bụng; viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ; men gan tăng cao. Không ăn bưởi trong thời gian dùng thuốc.
2. Nhóm thuốc hạ cholesterol máu Resins (thuốc gắn với acid đường mật)
Cơ thể sử dụng cholesterol để tiết mật trong quá trình tiêu hóa. Cơ chế hoạt động của Resins là cô lập axit mật, từ đó kích thích cơ thể sản sinh nhiều mật hơn, đòi hòi nhiều cholesterol phải tham gia phản ứng, từ đó giúp giảm cholesterol ở gan và cholesterol trong máu. Thuốc cũng đồng thời kích thích tổng hợp thụ thể LDL, tăng thải LDL (cholesterol xấu).
Thận trọng: những người gặp vấn đề về gan hoặc túi mật.
Tác dụng phụ: Táo bón, ợ hơi, ợ nóng; khó tiêu, buồn nôn
3. Nhóm thuốc Ezetimibe ức chế hấp thụ cholesterol chọn lọc, giúp điều trị cholesterol cao
Các chất ức chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc giúp hạ mỡ xấu bằng cách ngăn chặn sự hấp thu từ ruột. Đồng thời, nhóm này còn giúp tăng mỡ tốt.
Thận trọng: những người bị gan vì có nguy cơ làm tăng men gan.
Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy; mệt mỏi, đau đầu chóng mặt; đau họng, sổ mũi, hắt xì; đau khớp
4. Nhóm thuốc điều trị tăng cholesterol máu Fibrate
Nhóm thuốc Fibrate làm giảm giảm mỡ máu bằng cách kích thích PPAR alpha từ đó tăng oxy hóa các axit béo, tăng tổng hợp enzyme LPL, tăng thanh thải các lipoprotein giàu glycerid. Các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HLD do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.
Chống chỉ định: người có vấn đề về thận, bệnh túi mật hoặc gan.
Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy; đau bụng; đau đầu; chóng mặt. Khi dùng chung với statin, fibrat có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.
5. Nhóm thuốc hạ cholesterol máu axit béo Omega3 (dầu cá)
Nhóm axit béo omega3 theo toa thường được chỉ định trong giảm mỡ máu, điều chỉnh chỉ số triglyceride ở mức rất cao (>500ml/dL) về ngưỡng cho phép.
Tác dụng phụ: Đau lưng; đau bụng, ợ hơi; phát ban trên da; tăng nguy cơ nhiễm trùng
Nhóm thuốc điều trị cholesterol cao Axit nicotinic (Niacin)
Nhóm thuốc điều trị cholesterol cao vitamin B3, giúp làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, giảm chất béo trung tính triglyceride. Niacin thường dùng cho đối tượng không dung nạp được statin.
Chống chỉ định: Người bị tiểu đường vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Tác dụng phụ: Đỏ bừng mặt, cổ; ngứa ran bàn chân và chân; buồn nôn, nôn mửa; tiêu chảy; vàng da, vàng mắt; tăng men gan; ngứa; loét dạ dày
Thuốc ức chế PCSK9
Chất ức chế PCSK9 là một loại thuốc sinh học giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách nhắm mục tiêu và bất hoạt proprotein convertase subtilisin kexin 9. Protein đặc biệt này làm giảm số lượng thụ thể, giúp làm giảm cholesterol xấu ở gan, giúp cho chức năng gan hoạt động bình thường, sản sinh ra các chất làm sạch mạch máu.
Thuốc PCSK9 chỉ được sử dụng khi các chỉ số cholesterol trong máu đặc biệt cao.
Tác dụng phụ: Ngứa, đau, sưng tại vị trí tiêm; đau lưng; khó tập trung; cảm cúm; dị ứng như phát ban.
Hướng dẫn dùng thuốc giảm cholesterol theo từng đối tượng
1. Tăng LDL-Cholesterol
Nguyên tắc điều trị
- Phân tầng nguy cơ tim mạch để xác định mức LDL-C mục tiêu.
- Chọn loại Statin, kê đơn, chỉnh liều để đạt mức LDL-C mục tiêu.
- Bác sĩ thường sẽ kê đơn Statin đến liều cao nhất được khuyến cáo mà bệnh nhân có thể dung nạp để đạt được mục tiêu điều trị.
- Nếu không đạt được mục tiêu điều trị, thì phối hợp Statin với thuốc ức chế hấp thu Cholesterol (Ezetimibe), nhất là trong trường hợp bệnh tim mạch tính hoặc sau hội chứng vành cấp.
- Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol cũng có thể được xem xét trong trường hợp không dung nạp Statin.
Liều dùng Statin tham khảo
- Statin mạnh (giảm ≥ 50% LDL-C ban đầu): AtorvaStatin 40 mg, RosuvaStatin 20 mg
- Statin trung bình (giảm 30 – 50% LDL-C ban đầu): AtorvaStatin 10-20 mg, RosuvaStatin 5 -10 mg, SimvaStatin 20-40 mg, PravaStatin 40 mg, LovaStatin 40 mg, FluvaStatin XL 80 mg, FluvaStatin 40 mg, PitavaStatin 2-4 mg.
- Statin yếu (giảm < 30% LDL-C ban đầu): SimvaStatin 10 mg, PravaStatin 10-20 mg, LovaStatin 20 mg, FluvaStatin 20-40 mg, PitavaStatin 1 mg.
Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chế độ ăn phù hợp để đạt được mức LDL-C mục tiêu nhanh chóng.
2. Tăng cholesterol máu hỗn hợp
Cho đến nay, trong điều trị tăng cholesterol cao trong máu, Statin vẫn là thuốc chọn lựa hàng đầu. Tuy nhiên khi không đạt mục tiêu hay kết quả điều trị hạ cholesterol bằng Statin thì bác sĩ có thể phối hợp thuốc, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.
Sự phối hợp Statin và Ezetimibe có thể ưu tiên xem xét, đặc biệt khi có HDL-C thấp và Triglyceride tăng. Nếu Triglyceride vẫn chưa kiểm soát được bằng Statin hoặc Fibrate, có thể cho thêm Omega 3 vì tính an toàn và dung nạp tốt, dù hiệu quả còn khiêm tốn.
3. Tăng cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân đái tháo đường có cả 2 rối loạn [TG > 2,3 mmol/L (204 mg/dL) và HDL-C < 0,88mmol/L (34mg/dL)] sẽ được hưởng lợi khi cho thêm Fibrate vào chế độ điều trị nền bằng SimvaStatin.
4. Tăng cholesterol ở người cao tuổi
Nên cá thể hóa dựa theo tuổi niên đại, tuổi sinh học và bệnh đi kèm.
Người cao tuổi suy yếu hoạt động chức năng và/hoặc có nhiều bệnh lý đi kèm thì nên khởi đầu bằng liều thấp, tăng liều dần để đạt mục tiêu như người trẻ tuổi hơn.
Liệu pháp Statin ở bệnh nhân trên 75 tuổi chứng cứ chưa đủ mạnh. Liều điều trị nên thấp hơn một nửa so với người trẻ tuổi hơn.
Người dưới 75 tuổi không suy yếu chức năng hoạt động, ít bệnh đi kèm, có thể sử dụng liều lượng thuốc tương đương người trẻ hơn. Nếu không dung nạp thì giảm liều thích hợp.
Điều trị thuốc ngoài Statin tùy trường hợp cụ thể, khi không dung nạp Statin hoặc mục tiêu điều trị chưa đạt.
5. Tăng cholesterol máu ở bệnh nhân đột quị hoặc tai biến máu não thoáng qua

Sử dụng Statin trên các bệnh nhân đột quị thiếu máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua nhằm mục đích làm giảm nguy cơ đột quị và các biến cố tim mạch.
Những bệnh nhân bị đột quị thiếu máu não hay cơn thiếu máu não thoáng qua đồng thời có kèm các bệnh tim mạch do nguyên nhân xơ vữa khác, nên được điều trị phối hợp bao gồm thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và các khuyến cáo dùng thuốc.
6. Cholesterol trong máu cao ở bệnh nhân có hội chứng vành cấp và can thiệp động mạch vành
Cần dùng Statin cường độ mạnh như AtorvaStatin hoặc Rosuvastatin ngay khi có chẩn đoán là hội chứng vành cấp. Mục tiêu là LDL-C < 1,8 mmol/L (70 mg/dl).
Nếu vẫn chưa đạt mục tiêu điều trị thì có thể phối hợp giữa Statin và Ezetimibe để đạt được mức LDL-C thấp hơn và giảm thêm được biến cố tim mạch.
Bệnh nhân đã can thiệp động mạch vành qua da cũng thuộc nhóm nguy cơ rất cao.
- Trường hợp can thiệp trong bệnh cảnh hội chứng vành cấp: dùng như khuyến cáo cho bệnh nhân hội chứng vành cấp vừa nêu trên.
- Trường hợp bệnh nhân hội chứng vành cấp đã dùng Statin dài hạn trước đó thì dùng lại liều nạp như trong hội chứng vành cấp.
- Trường hợp can thiệp động mạch vành theo chương trình: dùng liều nạp Statin (AtorvaStatin 40 mg, RosuvaStatin 20 mg) trước can thiệp dù bệnh nhân có đang dùng Statin trước đó hay không.
7. Tăng cholesterol trong máu có tính chất gia đình
Dùng Statin cho bệnh nhân tăng Cholesterol thể dị hợp tử và khi cần thiết thì phối hợp với thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol (Ezetimibe).
Khi chưa có bệnh tim mạch thì dùng Statin với mức mục tiêu như bệnh nhân nguy cơ cao, khi có biểu hiện bệnh tim mạch thì với mức mục tiêu như bệnh nhân nguy cơ rất cao. Dùng Statin liều tối đa (có thể dung nạp được) hoặc phối hợp thuốc để đạt mức LDL-C mục tiêu.
8. Tăng cholesterol ở trẻ em
Điều trị rối loạn Lipid máu ở trẻ em đặc biệt không bằng thuốc, chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp tăng cholesterol máu có tính chất gia đình thì mới dùng thuốc để điều trị.
Việc dùng Statin cho các bé trai trước 18 tuổi chỉ nên được xem xét cho những trường hợp có tiền sử gia đình đặc biệt nặng nề về bệnh động mạch vành.
9. Tăng Triglyceride máu
Chỉ định điều trị
- Khi Triglyceride ≥ 500 mg/dl: Dùng thuốc giảm làm Triglyceride phối hợp với các biện pháp thay đổi lối sống với mục đích phòng ngừa viêm tụy cấp.
- Khi Triglyceride từ 200 – 499 mg/dL: điều trị theo mục tiêu non-HDL-C.
- Khi Triglyceride từ 150 – 200 mg/dl: điều chỉnh lối sống qua chế độ luyện tập và qua chế độ ăn kiêng, giảm cân nặng, bỏ hút thuốc lá…
Khuyến cáo dùng thuốc điều trị Triglyceride cao và HDL-C thấp
- Khuyến cáo dùng Fibrate
- Axit béo Omega 3
- Kết hợp Statin và Fibrate
- Có thể kết hợp Fibrate với Axit béo Omega 3
10. Tăng triglyceride ở bệnh nhân viêm tụy cấp
Nhóm Fibrate là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp bệnh nhân tăng Triglyceride tiên phát, giúp giảm 40-60% hàm lượng Triglyceride.
Nhóm Niacin không hiệu quả bằng nhóm Fibrate, chỉ giảm Triglyceride 30- 50%: nên dùng liều thấp 300 mg/ngày sau đó tăng dần liều 2-4g/ngày.
Nhóm Statin giảm Triglyceride tới 37%, nên dùng phối hợp với các nhóm trên sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
Omega 3 khi điều trị phối hợp với các thuốc trên có thể có tác dụng giám 30-50% Triglyceride.
Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm cholesterol trong máu
Các nhóm thuốc điều trị giảm cholesterol cao trong máu cần sử dụng cẩn trọng vì luôn có tác dụng phụ đến sức khỏe. Luôn tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hầu hết các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan, do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần chú ý chăm sóc, bảo vệ tế bào gan.
Cần kiểm tra chỉ số cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị để có thể điều chỉnh việc sử dụng thuốc kịp thời.
Ngoài ra, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mỡ máu hiệu quả người bệnh cần lưu ý một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên như:
- Giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn
- Giảm chất béo dạng Trans trong chế độ ăn
- Tăng chất xơ trong chế độ ăn
- Giảm Cholesterol trong chế độ ăn
- Sử dụng dầu thực vật
- Giảm trọng lượng thừa của cơ thể
- Sử dụng sản phẩm giàu Protein đậu nành
- Tăng hoạt động thể lực thường xuyên
- Sử dụng gạo men đỏ
- Kiêng uống rượu
- Giảm dùng đường
- Giảm tổng lượng tinh bột trong chế độ ăn
- Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3
- Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa đa
- Giảm chất béo dạng Trans trong chế độ ăn
- Bỏ hút thuốc
Sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng cholesterol trong máu cao
Một điều quan trọng không thể thiếu khi điều trị cholesterol cao trong máu là sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Ưu điểm của các sản phẩm này là hỗ trợ điều trị cholesterol cao một cách an toàn, hiệu quả, không gặp tác dụng phụ của thuốc tây mà vẫn chủ động phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Tiêu biểu có thể kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe FREMO.
Fremo là kết quả của một đề tài nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà với mong muốn tìm ra giải pháp giúp ổn định mỡ máy an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật được Viện Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam ứng dụng thành công.
Với sự kết hợp của 3 dược liệu quý: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam, Fremo có tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Ưu điểm vượt trội của sản phẩm ở chỗ mang lại hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị cholesterol trong máu mà lại 100% từ thiên nhiên. Do đó người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo gây ra các tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng cholesterol trong máu cao mà bạn đang gặp phải.
Nguồn: Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn Lipid 2015 – Hội tim mạch học Việt Nam.