Dùng thuốc tây y để điều trị mỡ máu cao là một trong những cách phổ biến để kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Tuy nhiên, các loại thuốc tây hầu hết đều đi kèm những tác dụng phụ ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng. Chính vì thế, rất nhiều người băn khoăn liệu uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Trong bài viết này, Fremo sẽ gửi đến bạn cụ thể danh sách những loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị mỡ máu cao, tác dụng phụ và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của bạn.
Mục lục
Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu) là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh có diễn tiến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe khi không được phát hiện và xử trí kịp thời. Việc điều trị máu nhiễm mỡ cần được thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Phần lớn các trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu. Việc dùng thuốc tây để điều trị mỡ máu cao bên cạnh việc làm giảm mỡ máu cũng đi kèm những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Mỡ máu cao uống thuốc gì?
Trong quá trình điều trị mỡ máu cao, đối với những tình trạng bệnh lý ở thể nhẹ, thường ưu tiên kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính, thực phẩm hỗ trợ kiểm soát mỡ máu. Đối với các trường hợp ở thể nặng, thường bắt buộc sử dụng thêm các loại thuốc giảm mỡ máu duy trì. Dưới đây là một số các loại thuốc thường có trong đơn thuốc điều trị mỡ máu:
Thuốc Statin
Statin là một trong những loại thuốc đầu tiên mà các bác sĩ thường sử dụng để thêm vào đơn thuốc giảm mỡ máu. Nhóm thuốc này còn được gọi là chất ức chế HMG CoA reductase, hoạt động trong gan để ngăn chặn sự hình thành cholesterol. Những năm gần đây thuốc hạ mỡ máu statin được biết đến là một loại thuốc vô cùng hữu ích cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Statin bao gồm:
- Atorvastatin ( Lipitor )
- Fluvastatin ( Lescol )
- Lovastatin
- Pitavastatin ( Livalo )
- Pravastatin ( Pravachol )
- Rosuvastatin canxi ( Crestor )
- Simvastatin (Zocor)
Statin được nghiên cứu là có khả năng giảm thiểu sự tổng hợp LDL-c (cholesterol xấu), giảm chất béo trung tính và tăng HDL – c (cholesterol tốt). Ngoài ra, statin còn có khả năng cải thiện chức năng của lớp nội mạc mạch máu, ổn định các mảng xơ vữa, tăng cường khả năng kháng viêm, điều biến miễn dịch, kháng huyết khối và những tác động có lợi lên chuyển hóa xương cũng như giảm nguy cơ mất trí nhớ. Nhờ vào những lợi ích mà statin mang lại mà chúng được sử dụng trong thời gian dài, có khi là suốt đời.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị mỡ máu Statin: Tác dụng và những lưu ý quan trọng cần biết
Resin (Bile acid sequestrants)
Resin cũng là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu. Chúng được chỉ định trong trường hợp tăng LDL-c.
Cơ chế của Resin là trao đổi ion Cl- với acid mật, từ đó, làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật và giảm lượng cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-c (điều hòa lượng LDL trong máu), tăng thải LDL-c.
Ezetimibe
Ezetimibe là một loại thuốc hạ mỡ máu mới trong thời gian gần đây. Cơ chế của thuốc là ức chế việc hấp thụ cholesterol toàn phần tại ruột, giảm cholesterol xấu LDL-c và tăng lượng cholesterol tốt HDL-c.
Chỉ định: cho các trường hợp tăng LDL-c.
Liều sử dụng: 10mg/ngày.
Nicotinic acid (niacin)
Niacin (nicotinic acid) là một loại vitamin tan trong nước, có khả năng ức chế gan sản xuất các lipoprotein. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm LDL-c tới 25% và tăng HDl-c từ 15 đến 35%.
Thuốc nên sử dụng từ liều thấp trước, sau đó nếu cảm thấy ổn thì có thể tăng liều.
Các dẫn xuất fibrate (acid fibric)
Fibrate là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhằm làm giảm các chỉ số cholesterol xấu LDL-c, chất béo trung tính triglyceride và tăng chỉ số cholesterol tốt HDL-c. Đặc biệt, Fibrate là một trong những lựa chọn hàng đầu đối với việc điều trị cho bệnh nhân tăng triglyceride máu, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm từ 40 – 60% chỉ số triglyceride.
Các loại thuốc trong nhóm bao gồm: gemfibrozil (lopid), clofibrat (lipavlon), fenofibrat (lipanthyl, tricor), bezafibrat (benzalip). Chúng có thể được sử dụng đơn độc hoặc được kết hợp cùng với các loại thuốc điều trị mỡ máu cao khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhóm thuốc Fibrate trị mỡ máu cao: Chỉ định và lưu ý khi dùng
Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc hạ mỡ máu, bao gồm:
Tên thuốc | Tác dụng phụ |
Statin |
|
Resin (Bile acid sequestrants) |
|
Ezetimibe |
|
Nicotinic acid (niacin) |
|
Các dẫn xuất fibrate (acid fibric) |
|
Uống thuốc mỡ máu có hại cho gan không?
Hầu hết các loại thuốc Tây đều có kèm theo những tác dụng phụ trong thời gian điều trị bằng thuốc và thuốc hạ mỡ máu cũng không ngoại lệ. Các bác sĩ khi kê đơn thuốc cũng đã hết sức lưu ý và lựa chọn thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh, đúng chỉ định, liều lượng và an toàn nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn không thể loại bỏ được những ảnh hưởng ngoài ý muốn của thuốc mỡ máu lên các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả gan.
Hầu hết các loại thuốc điều trị mỡ máu cao đều chuyển hóa qua gan, bởi vậy thường dễ làm rối loạn chức năng gan, hoại tử tế bào gan. Khi chỉ số SGOT (ASAT) và SGPT (ALAT) tăng gấp 3 lần bình thường thì bắt buộc bạn phải ngừng sử dụng thuốc điều trị hiện tại.
Chính bởi vậy, trong quá trình sử dụng thuốc hạ mỡ máu các bác sĩ thường sẽ kê thêm thuốc giúp bảo vệ tế bào gan.
Ngoài gan, uống thuốc mỡ máu cũng có thể khiến cho một vài cơ quan khác gặp vấn đề như:
- Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa: Một số nhỏ các trường hợp sử dụng thuốc hạ mỡ máu gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như: ăn uống khó tiêu, đầy hơi, táo bón, chán ăn,…
- Ảnh hưởng lên hệ thần kinh: gây suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên, phù mạch thần kinh,…
- Ảnh hưởng lên da, cơ, xương khớp: dị ứng da, nổi mề đay, sưng ngứa, đau mỏi cơ, nhức khớp,…
Cách giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Trong trường hợp sử dụng thuốc hạ mỡ máu bạn nhận thấy cơ thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài mong muốn bạn cần trao đổi sớm với bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời.
Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn rằng:
- Ngừng uống thuốc một thời gian: Nếu bạn gặp tình trạng đau cơ, đau xương khớp, có thể sẽ cần tạm dừng việc dùng thuốc trong khoảng 1 tháng. Trường hợp sau khi ngừng uống thuốc nhưng vẫn thấy đau thì có thể là đến từ một nguyên nhân nào khác.
- Kiểm tra các loại thuốc khác: Việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu cùng với một số loại thuốc điều trị khác có thể gây ra tác dụng phụ do sự tương tác thuốc. Bình thường, trước khi kê đơn thuốc bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về việc có đang sử dụng thuốc điều trị nào khác không, tuy nhiên, trong trường jopwj bạn dùng thuốc khác về sau thì cần hỏi lại bác sĩ về khả năng tương tác thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.
- Giảm liều thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị giảm liều thuốc xuống và tiếp tục duy trì điều trị bằng thuốc.
- Đổi thuốc: Trường hợp tác dụng phụ gây ảnh hưởng lớn, khó xử lý, bác sĩ có thể sẽ tư ván đổi sang loại thuốc khác ít gây tác dụng phụ hơn hoặc phù hợp với cơ địa và thể trạng của bạn hơn.
- Cân nhắc điều trị thuốc không kê đơn (OTC): Statin được nghiên cứu là không gây đau cơ bằng CoQ10, do đó có thể bổ sung statin để giảm đau cơ. Hoặc L-Carnitine cũng là một loại thuốc tránh đau cơ, có thể tham khảo sử dụng, tuy nhiên cũng cần thông qua ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát mỡ máu ổn định lâu dài. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn
Tham khảo:
https://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/cholesterol-lowering-medication
https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia/cholesterol-medications