Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu ngày càng tăng cao. Và, các loại thuốc giảm mỡ máu triglycerid là giải pháp được nhiều người dùng. Tuy nhiên, thuốc nào phù hợp và an toàn với sức khỏe, không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Thuốc giảm mỡ máu triglycerid là gì?
Triglycerid là một dạng chất béo mà con người tiêu thụ khi ăn uống. Thành phần này thường có nhiều trong mỡ động vật, thực vật. Khi vào cơ thể, triglycerid được hấp thụ dưới dạng năng lượng, tích trữ ở gan, mạch máu và tế bào mỡ.
Nếu lượng Triglycerid trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến một số bệnh lý như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mỡ máu… Vì vậy, để duy trì chỉ số này ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid. Thuốc sẽ giúp hạ lượng Triglycerid trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
-
- Khi chỉ số triglycerid tăng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm mỡ máu.
Khi nào cần sử dụng thuốc giảm mỡ máu triglycerid?
Người bệnh chỉ được phép dùng thuốc hạ mỡ máu khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây. Đó là
- Chỉ số triglycerid tăng cao bất thường, cụ thể là: nồng độ triglycerid lớn hơn 1,7 mmol/L. Từ kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị hạ mỡ máu.
- Khi cơ thể bạn xuất hiện một số biểu hiện như: đau đầu, đau nhức ngực, chân tay tê lạnh, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó ăn… Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm và sử dụng thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh mới mắc bệnh được khuyên không cần dùng thuốc điều chỉ, mà nên tập trung vào việc thay đổi lối sống hay chế độ sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chỉ số triglycerid vẫn không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để biết có nên dùng thuốc hay không.
-
- Chỉ dùng thuốc hạ mỡ máu khi có kết quả xét nghiệm chỉ số triglycerid tăng cao.
Danh sách thuốc giảm mỡ máu triglycerid hiện nay
Dưới đây là các nhóm thuốc hạ nồng độ triglycerid, giảm mỡ máu, mà các bác sĩ thường chỉ định. Đó là:
Thuốc Fibrate
Thuốc hạ mỡ máu Fibrate có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Thuốc gồm có Fenofibrate và Gemfibrozil, giúp làm giảm nồng độ Triglyceride trong cơ thể.
-
- Thuốc Fibrate giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Cơ chế tác dụng: Làm giảm lượng triglycerid bằng cách kích thích PPAR alpha, nhờ vậy đẩy mạnh quá trình oxy hóa các axit béo, tăng cường tổng hợp enzyme LPL, giúp thải các lipoprotein giàu glycerid nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm thuốc fibrate cũng làm tăng lượng HLD từ việc thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.
Tác dụng phụ: Những ai bị bệnh liên quan về thận, túi mật, gan không nên dùng thuốc fibrate. Bởi thuốc sẽ gây ra những tác dụng xấu với sức khỏe người bệnh như:
- Táo bón, tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Nếu kết hợp nhóm thuốc statin, fibrate sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về cơ.
- Làm giảm nhẹ chức năng gan
- Tăng men gan.
Axit nicotinic
Nicotinic (Niacin) hay còn được biết đến là vitamin B3, có tác dụng giảm sự tổng hợp lượng triglycerid tại gan. Khi dùng Nicotinic cùng với nhóm thuốc Satin sẽ giúp tăng lượng mỡ tốt lên đến 30%. Ngoài ra, Niacin còn giúp cải thiện chỉ số cholesterol hiệu quả.
-
- Axit nicotinic giúp ức chế gan, giảm triglycerid máu
Cơ chế tác dụng: Nhờ vào việc kìm hãm quá trình tổng hợp và ester hóa các axit béo ở gan, từ đó làm tăng HDL và giảm LDL, đồng thời làm hạ đi lượng chất béo triglyceride.
Tác dụng phụ: Với người lớn tuổi, người bị tiểu đường hoặc gặp một số bệnh về gan, thận nên tránh dùng nhóm thuốc giảm mỡ máu triglycerid từ axit Nicotinic. Có thể kể đến một số tác dụng không mong muốn như:
- Đỏ bừng mặt và cổ.
- Ngứa ran ở lòng bàn chân và chân.
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy
- Vàng da, vàng mắt.
- Tăng men gan
- Viêm loét dạ dày.
- Sỏi mật.
- Làm tăng lượng đường trong máu.
- Tăng men cơ.
- Phát ban.
Axit béo omega-3
Omega-3 giúp hạ nồng độ triglycerid, kiểm soát và đưa chỉ số này từ mức rất cao (>500ml/dL) về mức cho phép. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi axit béo omega-3 luôn nằm trong top các nhóm thuốc hạ mỡ máu hiệu quả nhất.
- Omega-3 giúp kiểm soát lượng tricglycerid cao về ngưỡng cho phép
Tác dụng phụ
- Đau lưng.
- Đau bụng, ợ hơi.
- Có các triệu chứng giống như cúm.
- Phát ban trên da.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng.
Statin
Statin có tác dụng làm hạ lượng triglycerid hiệu quả cao hơn so với những loại thuốc khác.
Cơ chế tác dụng: Thuốc đem lại tác dụng giảm mỡ máu dựa trên cơ chế kìm hãm HMG CoA reductase. Từ đó, lượng cholesterol trong máu giảm, làm hạ nồng độ chất béo trung tính triglycerid và tăng lượng mỡ tốt (HDL).
Tác dụng phụ: Người có bệnh lý về gan và phụ nữ có thai không được dùng Satin. Bên cạnh đó, khi sử dụng Statin bạn không nên ăn và uống nước ép bưởi. Có thể kể đến một vài tác dụng không mong muốn như:
- Táo bón, tiêu chảy.
- Chóng mặt, đau đầu, đau bụng.
- Viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ.
- Tăng men gan.
-
- Statin có hiệu quả tốt trong việc giảm mỡ máu và hạ nồng độ triglycerid
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu triglycerid
Khi dùng thuốc, mỗi người nên lưu tâm những điều dưới đây, nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn và đảm bảo an toàn cho cho cơ thể:
- Thường xuyên đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra chỉ số máu.
- Nên sử dụng nhóm thuốc fibrate trong hoặc sau khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.
- Không được tùy tiện tăng hoặc giảm liều thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh việc uống thuốc, bạn cũng cần kết hợp với tập thể dục thể thao, để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với: ăn ít tinh bột, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế lượng chất béo và đồ ngọt trong bữa ăn. Bạn cần ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không bỏ bữa.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng và lo lắng quá mức.
- Chống chỉ định với người mắc bệnh gan, tiểu đường, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn phát hiện chỉ số triglycerid có tăng bất thường hay không. Nếu có, bạn có thể dễ dàng điều trị bệnh từ sớm và tránh được các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
- Người dùng cần kiểm tra sức khỏe, nhất là gan trước khi sử dụng thuốc.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết dùng thuốc giảm mỡ máu triglycerid nào là thích hợp và tốt nhất.
-
- Chú ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
FREMO – Thảo dược giảm mỡ máu triglycerid hiệu quả, an toàn
Các loại thuốc giảm mỡ máu triglycerid như: statin, fibrate… mặc dù có tác dụng nhanh chóng, nhưng dùng lâu dài lại đem đến tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của người bệnh rối loạn mỡ máu. Một trong những sản phẩm nhận được tín nhiệm của nhiều chuyên gia và người bệnh nhất hiện nay là FREMO.
-
- FREMO – Thảo dược hỗ trợ điều trị giảm mỡ máu triglycerid tốt nhất
FREMO hoạt động dựa trên cơ chế ức chế tổng hợp lipid và đào thải mỡ ra ngoài hiệu quả, sản phẩm giúp: kiểm soát lượng mỡ máu, giảm nồng độ triglycerid, cholesterol, LDL và tăng lượng HDL có trong máu.
Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên cùng một số dược liệu. Cụ thể thành phần chính trong FREMO là: Hibithocin (chiết xuất từ hoa Bụp giấm), giảo cổ lam, táo mèo, hoàng bá, xạ đen, nga truật. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của FREMO. Với thành phần là thảo dược lành tính nên FREMO không có tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Kết quả thử nghiệm lâm sàng của chế phẩm 3 thảo dược: Giảo cổ lam – Bụp giấm – Xạ đen
Hiệu quả của FREMO đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng của Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thây, công thức kết hợp 3 loại thảo dược: Bụp giấm – Xạ đen – Giảo cổ lam, giúp kiểm soát và hạ chỉ số triglycerid nhanh chóng và an toàn. Cụ thể, chế phẩm thảo dược giúp giảm chỉ số triglyceride máu lên đến 41,63%. Hiệu quả này tương đương với các loại tân dược hạ mỡ máu hiện có trên thị trường. Không dừng lại ở đó, chế phẩm này còn giúp giảm cholesterol toàn phần 41,37%, giảm cholesterol xấu LDL-c 27,77% và giúp tăng HDL 9.87%.
Tùy theo từng giai đoạn điều trị rối loạn mỡ máu, bạn cần sử dụng FREMO với liều từ 2 – 4 viên/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên uống sau bữa ăn khoảng 15-30 phút, để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình sử dụng, bạn nên uống FREMO với nước lọc, không dùng với sữa và các loại nước ép trái cây khác.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc những loại thuốc giảm mỡ máu triglycerid tốt nhất. Mọi người cũng nên lưu ý đến cách dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc đúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn nhé.
Tài liệu tham khảo:
http://bvcantho.vn/Default.aspx?tabid=114&ndid=573
https://suckhoe123.vn/suc-khoe/tim-hieu-chung-ve-triglyceride-cao-webmd-1262.htm
https://suckhoedoisong.vn/triglyceride-mau-cao-cung-lam-tang-nguy-co-dot-quy-169143030.htm
http://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm