Mỡ máu là một bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt đang có xu hướng ngày một trẻ hóa. Trong phác đồ điều trị bạn sẽ thấy bác sĩ kê cho bạn một loại thuốc gọi là thuốc hạ mỡ máu statin. Vậy statin là thuốc gì, nó có công dụng như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ những thắc mắc này của các bạn.
Mục lục
- Thuốc hạ mỡ máu statin là gì?
- Tìm hiểu cơ chế của nhóm thuốc statin
- Tác dụng của nhóm thuốc statin đối với sức khoẻ
- Khi nào thì cần dùng đến thuốc hạ mỡ máu statin?
- Tác dụng không mong muốn khi dùng statin
- Một số điều lưu ý khi dùng thuốc hạ mỡ máu Statin
- FREMO – sản phẩm ngừa rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch từ thiên nhiên
Thuốc hạ mỡ máu statin là gì?
Từ những năm cuối của thập niên 80, Statin đã được phát minh và trở thành nhóm thuốc phổ biến được sử dụng tại Pháp để làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL-Cholesterol.
Nhóm thuốc này được chia thành 3 thế hệ:
- Thế hệ 1: do lên men hoặc bán tổng hợp, bao gồm lovastatin, simvastatin và pravastatin.
- Thế hệ 2: do tổng hợp racemic, gồm fluvastatin.
- Thế hệ 3: do tổng hợp đối quang, gồm cerivastatin (đã ngưng lưu hành) và atovastatin, rosuvastatin và pitavastatin.
Tìm hiểu cơ chế của nhóm thuốc statin
Cho đến ngày nay, dù qua bao nhiêu năm trôi đi, nền y học ngày càng hiện đại và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc mới. Nhưng statin vẫn luôn là lựa chọn đầu tay trong việc trị bệnh mỡ máu, ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tại sao vậy?
Có lẽ đó là bởi tác dụng đa cơ chế mà nó đem lại, cụ thể là 3 cơ chế tuyệt vời sau:
- Ức chế HMG – CoA enzym: đây là enzym xúc tác cho quá trình tổng hợp Cholesterol. Khi enzym này bị ức chế thì quá trình tổng hợp này cũng bị gián đoạn từ đó giảm nồng độ Cholesterol trong máu và trong tế bào.
- Kích thích tổng hợp LDL – receptor: receptor này có tác dụng bắt giữ LDL-Cholesterol hay còn gọi là Cholesterol “xấu” làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Ức chế bài tiết VLDL: sau khi bài tiết vào máu, VLDL bị thủy phân tạo thành LDL-Cholesterol và Triglyceride. Khi dùng thuốc mỡ máu statin sẽ giảm VLDL từ đó giảm LDL-Cholesterol.
Tác dụng của nhóm thuốc statin đối với sức khoẻ
Sở dĩ nhóm thuốc hạ mỡ máu statin được nhiều người sử dụng do nó có những công dụng sau đây:
Giảm mỡ máu
Nhóm thuốc statin thường được sử dụng với công dụng chính là giảm mỡ máu thông qua cơ chế giảm LDL-Cholesterol trong huyết tương mạnh, giảm vừa phải Triglyceride, tăng nồng độ HDL-Cholesterol (hay còn được gọi là Cholesterol tốt).

Đánh giá cụ thể là statin có thể làm giảm nồng độ Cholesterol toàn phần từ 18 – 50% và giảm từ 7 – 30% lượng Triglyceride. Đặc biệt giảm trên 50% lượng LDL-Cholesterol ở bệnh nhân có nồng độ LDL trước điều trị lớn hơn 4mmol/l và tăng 5 – 15% lượng HDL-Cholesterol.
Chống viêm
Statin có tác dụng chống viêm do giảm sự biểu lộ phần ICAM-1 của đại thực bào, ức chế tiết IL-1b, IL-6, TNF-a của tế bào đa nhân là những cytokine viêm. Từ đó giảm tổng hợp và ức chế mọi hoạt động của CRP trong quá trình viêm và xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, Statin còn ngăn chặn tế bào đơn nhân và tế bào T xâm nhập vào trong nội mạc mạch máu, ngăn chặn việc biệt hóa tế bào đơn nhân thành đại thực bào, thúc đẩy hiện tượng chết tế bào. Đồng thời, ức chế sự hoạt hoá các yếu tố tiền viêm như MCP-1 và TNF-α trong thành mạch.
Giảm nguy cơ vữa xơ động mạch

Do giảm sản xuất, điều hòa sự tiết và tác dụng của endothelin-1, angiotensin II là các chất gây co mạch, thuốc statin giảm sức cản lên mạch máu, cải thiện dòng máu vành từ đó tăng sức bền, giảm nguy cơ động mạch bị xơ vữa.
Không chỉ vậy, Statin còn giúp ổn định mảng xơ vữa tránh gây vỡ, tắc mạch do ức chế sự tiết gen MMP-9. Bởi nếu gen này hoạt động quá mạnh sẽ gây phá hủy bao xơ, thậm chí là vỡ mảng xơ vữa.
Chống huyết khối
Ngoài ra, thuốc hạ mỡ máu statin còn có tác dụng chống huyết khối do:
- Statin giảm sự biểu lộ của yếu tố mô, giảm sự hoạt hoá tiểu cầu và tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết bằng cách bảo vệ chức năng nội mạc.
- Statin giảm sự tăng tiết thromboxan A2 là chất gây co mạch gây kết tập tiểu cầu, thay đổi nồng độ cholesterol ở cả hồng cầu và tiểu cầu qua đó giảm khả năng tạo huyết khối của tế bào màng hồng cầu, tiểu cầu.
- Ở những người bị tăng Cholesterol máu, statin sẽ bình thường hóa lại sự sản sinh Thrombin, ức chế quá trình kết tập tiểu cầu.
- Thuốc statin giảm nồng độ lipoprotein và fibrinogen làm giảm độ nhớt của máu từ đó cải thiện dòng máu mạch vành.
Ức chế tăng sinh các tế bào cơ trơn
Statin ức chế sản sinh tế bào cơ trơn dẫn đến tái cấu trúc lại mạch máu. Giảm sản xuất một số sản phẩm mevalonat ví dụ như isoprenoids ảnh hưởng đến tăng sinh tế bào.
Chống stress oxy hóa

Statin chống căng thẳng oxy hóa hay được hiểu là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể theo các cơ chế:
- Statin ức chế sự xuất hiện của mảng xơ vữa thông qua việc làm giảm sự tạo thành superoxide và những gốc oxy khác.
- Statin kích thích tăng hoạt động của một số chất chống oxy hoá liên quan với HDL cholesterol là paraoxonase.
- Statin gây ức chế các tiểu đơn vị p22phox và nox1 của enzym NADPH oxidase từ đó khiến tế bào cơ trơn mạch máu giảm sinh gốc tự do qua đó giảm stress oxy hóa.
Khi nào thì cần dùng đến thuốc hạ mỡ máu statin?
Không phải lúc nào cũng nên dùng đến thuốc hạ mỡ máu statin. Hiện nay, khuyến cáo về việc sử dụng statin của New Zealand được xác định dựa vào nguy cơ tim mạch của người bệnh:
Nguy cơ tim mạch dưới 10%
Lúc này bệnh nhân được khuyến khích điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt của người bệnh. Ở trường hợp này, phần này người bệnh có thể quản lý nồng độ lipid mà không cần sử dụng thuốc hạ lipid máu.
Nguy cơ tim mạch từ 10 – 20%
Với trường hợp này, bên cạnh việc thay đổi lối sống thì bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc statin. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để xem có nên dùng thuốc hay không.
Nếu sau 6-12 tháng thay đổi lối sống không đem lại kết quả cần đánh giá lại nguy cơ, sau khi đã tư vấn, giải thích cho bệnh nhân về lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc rồi mới cân nhắc việc kê đơn sử dụng statin.
Nguy cơ tim mạch trên 20% hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch
Lúc này bệnh trở nên nặng, ngoài việc bắt buộc phải thay đổi lối sống, nên lựa chọn thuốc hạ mỡ máu statin, liều lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Những người đang mắc các bệnh về tim mạch hoặc đã từng gặp một biến cố tim mạch được xếp ngay vào nhóm này mà không cần tính toán nguy cơ bệnh tim mạch.
Tác dụng không mong muốn khi dùng statin
Tuy có tác dụng rất tốt tuy nhiên thuốc hạ lipid máu statin vẫn gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
Tác dụng phụ hay gặp
- Gặp phải những vấn đề về tiêu hóa (chỉ chiếm 5%) ví dụ như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, khó chịu bụng…
- Đau cơ gây đau nhức, mỏi chân tay, chuột rút: đây là là những tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc statin. Theo thống kê có khoảng 10% người bệnh dùng statin sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Tức là cứ 10 người dùng statin thì có 1 người sẽ bị đau cơ, nhức chân tay, chuột rút và 9 người còn lại không gặp phải tình trạng này.
- Cơ thể nổi những nốt mẩn đỏ, phát ban thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc.
- Ở trong tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt khi sử dụng liều cao, kéo dài.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng
Ngoài một số tác dụng thường gặp ở trên thì nhóm thuốc statin có thể gặp phải một số tác dụng phụ rất nghiêm trọng như:

- Suy thận cấp: thường xảy ra khi dùng thuốc statin kết hợp cùng một số nhóm thuốc khác. Ví dụ: khi dùng thuốc fibrat + statin hoặc các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid như Erythromycin… sẽ tăng nguy cơ suy thận so với việc chỉ dùng statin.
- Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường: Trong năm 2012, tác dụng gây tiểu đường của statin đã được nhấn mạnh trong một số phân tích gộp. Do có liên quan trực tiếp đến cơ chế hoạt động của các statin trong việc làm giảm Cholesterol, thông qua ức chế enzyme HMG-CoA reductase. Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh tiểu đường khi điều trị với statin thường chỉ tăng lên khi có mặt một số yếu tố nguy cơ nhất định, cụ thể là: đường huyết lúc đói > 5,6 mmol/L, chỉ số khối cơ thể (BMI) > 30 kg/m2, tăng triglyceride, tiền sử tăng huyết áp.
- Gan tổn thương: Tác dụng phụ trên gan có thể nhận thấy bằng một số triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị, nước tiểu bị tối màu, vàng da hoặc mắt…
- Bị suy giảm trí nhớ: FDA cảnh báo trên nhãn statin rằng một số người đã bị mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn trong khi dùng statin. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này sẽ hết khi bạn ngừng dùng thuốc nên đừng quá lo lắng.
- Tăng nhẹ nồng độ creatinin kinase: đây là enzym có thể định lượng được trong máu. Người bệnh sẽ bị đau, yếu cơ.
- Tiêu cơ vân: bắp cơ toàn thân bị đau nhức do các cơ bị viêm và tổn thương ở mức độ nghiêm trọng. Cơ bị ly giải, giải phóng protein vào máu, đi đến thận gây tổn thương, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên biến chứng này khá là hiếm.
Một số điều lưu ý khi dùng thuốc hạ mỡ máu Statin
Có một số điều bạn cần phải chú ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu statin, bao gồm:
Những trường hợp chống chỉ định
Theo khuyến cáo, thuốc hạ mỡ máu statin chống chỉ định với những trường hợp:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay các chất ức chế HMG-coA reductase.
- Người có chỉ số transaminase huyết thanh tăng kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc người bị bệnh gan tiến triển, xơ gan, suy gan, bệnh lý đường mật (viêm tắc mật, sỏi mật…)
- Phụ nữ đang mang thai do việc làm giảm Cholesterol hoặc các chất dẫn xuất từ Cholesterol có thể gây hại cho thai nhi.
- Phụ nữ đang cho con bú do statin có thể bài xuất qua sữa mẹ vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ nhỏ.

Dùng thuốc hạ mỡ máu statin bao lâu thì ngừng
- Khi hết đợt điều trị: việc dùng statin tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau mỗi đợt dùng, bạn phải đến gặp bác sĩ để được nhận tư vấn.
- Khi mỡ máu hạ về mức ổn định: khi kết quả kiểm tra thấy các chỉ số đã về mức ổn định thì nên ngừng dùng thuốc hạ lipid máu. Tuy ngừng thuốc nhưng bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Khi gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng: khi thấy những dấu hiệu bất thường, bạn ngay lập tức ngừng dùng thuốc và đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn.
FREMO – sản phẩm ngừa rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch từ thiên nhiên
Dùng thuốc statin có ưu điểm là ổn định mỡ máu nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, hiện nay các chuyên gia y tế khuyên dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe. Tiêu biểu ở đây phải nói đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe FREMO.

Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, là sự kết hợp từ nhiều dược liệu thiên nhiên như Xạ đen, Giảo cổ lam, Hibithocin của đài hoa Bụp giấm, Hoàng bá, Nga truật, Táo mèo được viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam ứng dụng và sản xuất thành công.
FREMO được chứng minh có tác dụng giảm tới 41,37% cholesterol có trong máu, Triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, tăng 9,87% nồng độ HDL-c hay cholesterol tốt từ đó có công dụng hiệu quả trong việc dự phòng các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ưu điểm vượt trội và cũng đặc biệt của FREMO là tuy nhiên nó đem đến hiệu quả tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu vậy là nguyên liệu lại xuất phát 100% từ thiên nhiên. Do đó bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng đến các tác dụng phụ.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về thuốc hạ mỡ máu statin. Tuy có hiệu quả rất tốt nhưng những tác dụng phụ có thể gặp cũng không ít nên trước khi sử dụng bạn cần cân nhắc thật kĩ lợi ích và nguy cơ. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/statin-medications
https://www.webmd.com/cholesterol-management/side-effects-of-statin-drugs
http://www.bvdkquangnam.vn/index.php/ao-to-nckh/tp-san-y-hc/380-statin-mt-nhom-thuc-h-m-co-tac-dng-chng-viem-
http://www.soytehoabinh.gov.vn/Details/id/14358/Nhom-thuoc-statin-dieu-tri-roi-loan-mo-mau#.YY3Tb2BBw2y