Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu) là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay. Việc điều trị máu nhiễm mỡ cần được thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Phần lớn các trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu. Việc dùng thuốc tây để điều trị mỡ máu cao bên cạnh việc làm giảm mỡ máu cũng đi kèm những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại thuốc hạ mỡ máu và ưu nhược điểm của chúng trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Khi bạn bị mỡ máu cao, điều đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn, tăng cường thể dục thể thao. Nếu điều đó không đủ để giúp bạn giảm lượng cholesterol xấu, chất béo trung tính thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị.
Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu
Để đảm bản an toàn, bệnh nhân trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ mỡ máu nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và uống theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc hạ mỡ máu có tác dụng làm giảm lượng cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hoặc đột quỵ. Hiện nay, có rất nhiều các nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng, đó là: nhóm statin, nhóm fibrat (fenofibrat, clofibrat, gemfibrozil), niacin, nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin) và loại thuốc mới có tên ezetimibe.
Trong đó, nhóm thuốc statin được sử dụng phổ biến nhất, thực tế có khoảng 28% số người độ tuổi trên 40 đang phải sử dụng loại thuốc này để điều trị mỡ máu cao.
Hầu hết các loại thuốc trị rối loạn mỡ máu đều có tác dụng giúp các chất béo có trong máu như cholesterol toàn phần, HDL – cholesterol, LDL – cholesterol và triglyceride trở về giới hạn bình thường.
➤Tìm hiểu chi tiết: Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường?
Các loại thuốc chữa mỡ máu phổ biến hiện nay
1. Thuốc Statin
Statin là một trong những loại thuốc đầu tiên mà các bác sĩ thường sử dụng để thêm vào đơn thuốc giảm mỡ máu. Nhóm thuốc này còn được gọi là chất ức chế HMG CoA reductase, hoạt động trong gan để ngăn chặn sự hình thành cholesterol. Những năm gần đây thuốc hạ mỡ máu statin được biết đến là một loại thuốc vô cùng hữu ích cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Statin bao gồm:
- Atorvastatin ( Lipitor )
- Fluvastatin ( Lescol )
- Lovastatin
- Pitavastatin ( Livalo )
- Pravastatin ( Pravachol )
- Rosuvastatin canxi ( Crestor )
- Simvastatin (Zocor)
Statin được nghiên cứu là có khả năng giảm thiểu sự tổng hợp LDL-c (cholesterol xấu), giảm chất béo trung tính và tăng HDL – c (cholesterol tốt). Ngoài ra, statin còn có khả năng cải thiện chức năng của lớp nội mạc mạch máu, ổn định các mảng xơ vữa, tăng cường khả năng kháng viêm, điều biến miễn dịch, kháng huyết khối và những tác động có lợi lên chuyển hóa xương cũng như giảm nguy cơ mất trí nhớ. Nhờ vào những lợi ích mà statin mang lại mà chúng được sử dụng trong thời gian dài, có khi là suốt đời.
Bất kỳ một loại thuốc nào bên cạnh lợi ích mang lại cũng đi kèm những tác dụng phụ không mong muốn. Khi sử dụng bác sĩ cũng cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà nó đem đến cho người bệnh. Có những trường hợp có kết quả xét nghiệm cholesterol cao nhưng bác sĩ chỉ tư vấn cần thay đổi lối sống, ăn uống, sinh hoạt mà không chỉ định dùng statin, bởi lợi ích đem lại khi sử dụng thuốc không nhiều, thậm chí ít hơn nguy cơ có thể gặp phải. Ngược lại, với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ cao thì bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng statin trong quá trình điều trị bệnh mỡ máu cao.
Một số tác dụng phụ statin có thể gây ra cho người bệnh, đó là:
- Gây đau cơ.
- Làm tổn thương gan.
- Tăng đường huyết và trong một số trường hợp tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
- Ảnh hưởng đến thần kinh.
- Một số người bị lú lẫn, mất trí nhớ khi dùng statin và bình thường trở lại sau khi ngừng thuốc.
- Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc nhóm statin, làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ gồm: amiodarone, clarithromycin, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil, saquinavir, ritonavir…
Các tác dụng phụ kể trên xảy ra với tần suất thấp, khoảng từ 5 – 30% trong số các bệnh nhân sử dụng thuốc (tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu). Các tác dụng này thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, hầu hết đều có thể đảo ngược sau khi ngừng sử dụng. Bởi vậy, tuy rằng có gây ra một vài tác dụng phụ nhưng so với lợi ích mà thuốc đem đến (ví dụ như ngăn chặn được cơn tai biến có thể xảy ra sắp tới) thì statin vẫn khá là tốt.
Những trường hợp dưới đây cần nói chuyện với bác sĩ điều trị về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp statin:
- Người lớn có tiền sử bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ, xơ vữa động mạch.
- Những người có mức LDL – c lớn hơn 190mg/dL.
- Người lớn tuổi 40 – 75 mắc bệnh tiểu đường.
- Người lớn tuổi 40 – 75 có mức LDL – c từ 70 – 189 mg/dL và 5 – 19,9% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong 10 năm do xơ vữa động mạch và các yếu tố nguy cơ.
- Người lớn tuổi 40 -75 có mức từ 70 – 189 mg/dL và 20% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong 10 năm do xơ vữa động mạch.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị mỡ máu Statin: Tác dụng và những Lưu ý quan trọng cần biết
2. Resin (Bile acid sequestrants)
Resin cũng là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu. Chúng được chỉ định trong trường hợp tăng LDL-c.
Cơ chế của Resin là trao đổi ion Cl- với acid mật, từ đó, làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật và giảm lượng cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-c (điều hòa lượng LDL trong máu), tăng thải LDL-c.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng Resin: rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, buồn nôn, táo bón.
3. Ezetimibe
Ezetimibe là một loại thuốc hạ mỡ máu mới trong thời gian gần đây. Cơ chế của thuốc là ức chế việc hấp thụ cholesterol toàn phần tại ruột, giảm cholesterol xấu LDL-c và tăng lượng cholesterol tốt HDL-c.
Chỉ định: cho các trường hợp tăng LDL-c.
Liều sử dụng: 10mg/ngày.
Ưu điểm của ezetimibe là loại thuốc này có ít tác dụng phụ, nếu có thì có thể là tăng men gan.
4. Nicotinic acid (niacin)
Niacin (nicotinic acid) là một loại vitamin tan trong nước, có khả năng ức chế gan sản xuất các lipoprotein. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm LDL-c tới 25% và tăng HDl-c từ 15 đến 35%.
Thuốc nên sử dụng từ liều thấp trước, sau đó nếu cảm thấy ổn thì có thể tăng liều.
Tác dụng phụ có thể gặp phải: da đỏ bừng (có thể tránh bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống 100mg aspirin trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút), mẩn ngứa, buồn nôn, nôn,…
Lưu ý: Không sử dụng niacin cho người bị gút, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên cẩn trọng khi sử dụng niacin.
5. Các dẫn xuất fibrate (acid fibric)
Fibrate là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhằm làm giảm các chỉ số cholesterol xấu LDL-c, chất béo trung tính triglyceride và tăng chỉ số cholesterol tốt HDL-c. Đặc biệt, Fibrate là một trong những lựa chọn hàng đầu đối với việc điều trị cho bệnh nhân tăng triglyceride máu, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm từ 40 – 60% chỉ số triglyceride.
Các loại thuốc trong nhóm bao gồm: gemfibrozil (lopid), clofibrat (lipavlon), fenofibrat (lipanthyl, tricor), bezafibrat (benzalip). Chúng có thể được sử dụng đơn độc hoặc được kết hợp cùng với các loại thuốc điều trị mỡ máu cao khác.
Tác dụng phụ có thể gặp là sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhóm thuốc Fibrate trị mỡ máu cao: Chỉ định và lưu ý khi dùng
6. Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen)
Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh có nguy cao mắc rối loạn lipid máu. Chính bởi vậy, liệu pháp thay thế hormone được lựa chọn ưu tiên đối với những phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị rối loạn mỡ máu. Estrogen uống có tác dụng làm giảm LDL-c khoảng 15% và tăng HDL-c khoảng 15%.
Nhược điểm: Thuốc có thể làm tăng một lượng nhỏ triglyceride.
7. Omega 3 (Fish Oils)
Cơ chế hoạt động: làm tăng dị hóa triglyceride ở gan.
Chỉ định trong trường hợp tăng triglycerid.
Liều thường áp dụng trên lâm sàng: 3g/ngày, liều tối đa 6g/ngày.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
8. Kết hợp thuốc
Trong một số trường hợp, ví dụ như lượng cholesterol trong máu tăng quá cao, bác sĩ có thể kết hợp dùng hai loại thuốc ở hai nhóm khác nhau nếu thấy cần thiết. Việc sử dụng hai loại thuốc với nhau ở liều thấp có thể thay thế cho việc dùng một loại ở liều cao. Phổ biến là kết hợp tốt nhất giữa statin và niacin.
☛ Tham khảo thêm Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Hầu hết các loại thuốc điều trị mỡ máu cao đều chuyển hóa qua gan, chính bởi vậy, trong quá trình sử dụng thuốc các bác sĩ thường sẽ kê thêm thuốc giúp bảo vệ tế bào gan.
Những trường hợp bị rối loạn lipid máu nhẹ, không đi kèm các bệnh lý tiểu đường, bệnh mạch vành, không hút thuốc thì chỉ nên sử dụng nhóm statin khi đã thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhưng hàm lượng mỡ máu vẫn không giảm như mức mong muốn.
Những lưu ý cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu:
- Các thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Nên dùng thuốc nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn chính.
- Nên dùng thuốc nhóm statin trước hoặc sau ăn.
- Khi dùng thuốc hạ mỡ máu vẫn cần duy trì chế độ ăn theo khuyến cáo và vận động hợp lý. Người bệnh cần hạn chế mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu olive, các loại quả hạch, đậu đỗ và cá,…
- Không dùng bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.
- Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân nên chia sẻ với bác sĩ về bệnh mình đang mắc và đưa danh sách các thuốc đã, đang dùng để bác sĩ tư vấn sử dụng loại thuốc hạ mỡ máu phù hợp.
- Nghỉ ngơi đợt ngắn khi áp dụng liệu pháp dùng thuốc nhóm statin để cải thiện sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, có thể nâng dần cường độ tập luyện để tránh đau cơ bắp, tăng sức chịu đựng.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá trong thời gian điều trị bằng thuốc.
- Do các thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng phụ nên người bị mỡ máu cao mức độ nhẹ không nên tự ý mua thuốc về dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát mỡ máu ổn định lâu dài. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn
Tham khảo:
https://www.webmd.com/cholesterol-management/guide/cholesterol-lowering-medication
https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia/cholesterol-medications