Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nguy cơ này nếu phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số triệu chứng rối loạn lipid máu thường gặp, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Thế nào là rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu (máu nhiễm mỡ) là tình trạng nồng độ các chất béo trong máu thay đổi một cách bất thường, bao gồm: Tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL – Cholesterol (mỡ xấu), tăng Triglyceride và giảm HDL – Cholesterol (mỡ tốt).
Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu thường là nguyên phát (sai lệch trong hệ thống di truyền), hoặc thứ phát (đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng ure máu, bệnh gan,…).
Rối loạn mỡ máu là điểm khởi đầu của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Nếu không điều trị kịp thời, hậu quả nặng nề nhất đó chính là tử vong, tàn tật. Vậy nên, bạn cần chủ động thăm khám, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường vì đây có thể là một trong những triệu chứng rối loạn lipid máu.
☛ Chi tiết hơn ở bài viết: Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu
Triệu chứng rối loạn lipid máu dễ nhận biết
Rối loạn mỡ máu là một căn bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu đặc trưng trong thời kỳ hình thành và phát triển bệnh. Chỉ khi hàm lượng chất béo trong máu bị thay đổi quá nhiều, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng như:
Triệu chứng bên ngoài của cơ thể

Đây là những triệu chứng lâm sàng rối loạn lipid máu mà người bệnh có thể dễ dàng phát hiện, nổi bật là Xanthomas (u vàng) – được tạo ra do sự lắng đọng mỡ dưới da:
- Xuất hiện màu trắng nhạt ở cung giác mạc, hình cung ở xung quanh mống mắt. Cung giác mạc là dấu hiệu quan trọng để phát hiện rối loạn mỡ máu ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.
- Ban vàng ở mí mắt: Có bản chất là những mảng màu vàng giàu lipid, thường xảy ra ở những bệnh nhân có nồng độ LDL – C cao, tăng Cholesterol có tính chất gia đình.
- U vàng gân ở gân Achilles, khuỷu tay và đầu gối và trên các khớp xương ức.
- U vàng thân, lưng, khuỷu tay, mông, đầu gối, bàn tay, bản chân: Đây là dấu hiệu xuất hiện ở những bệnh nhân bị tăng Triglyceride quá cao.
Triệu chứng bên trong cơ thể

Bên cạnh những dấu hiệu ngoài cơ thể, rối loạn mỡ máu còn tác động trực tiếp đến hệ thống tim – mạch, gây ra nhiều thay đổi bất thường từ bên trong như:
- Xơ vữa động mạch: Là hiện tượng phổ biến nhất của rối loạn lipid máu. Chất béo dư thừa sẽ lắng đọng và làm tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình – lớn, là nguyên nhân dẫn đến viêm tắc động mạch chi dưới, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Huyết áp không ổn định: Do sự tích tụ Cholesterol tại thành mạch hình thành mảng xơ vữa, làm cho sự lưu thông máu bị trì trệ. Lúc này, tim buộc phải co bóp mạnh hơn để tống máu qua chỗ hẹp, khiến cho huyết áp tăng cao hơn so với bình thường.
- Gan nhiễm mỡ: Do Triglyceride tăng quá cao, khiến cho gan bị nhiễm mỡ khu trú thậm chí cả một vùng lớn. Để phát hiện dấu hiệu này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm ổ bụng.
- Viêm tụy cấp: Bao gồm những triệu chứng điển hình như đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị, nôn, buồn nôn, sốt cao sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Đây là kết quả của việc Triglyceride tăng bất thường, đạt mức 10gam/L.
Làm thế nào để biết chính xác mắc rối loạn lipid máu?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn lipid máu, để khẳng định chính xác có mắc bệnh hay không cần đi khám và làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Chẩn đoán rối loạn lipid máu dựa vào kết quả của 4 thông số bao gồm Cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol và Triglyceride. Dựa vào sự thay đổi của 4 thành phần này, bác sĩ sẽ phân loại và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là bảng chỉ số lipid máu mà bạn có thể tham khảo:
Chỉ số | Bình thường | Tăng giới hạn | Tăng cao | Tăng rất cao |
Cholesterol toàn phần | < 200mg/ dL | 200 – 239mg/ dL | ≥ 240mg/ dL | |
HDL – Cholesterol | ≥ 60mg/ dL | 40 – 59mg/ dL đối với nam
50 – 59mg/ dL đối với nữ |
<40mg/ dL đối với nam
<50mg/ dL đối với nữ |
|
LDL – Cholesterol | <100mg/ dL | 130 – 159mg/ dL | 160 – 189mg/ dL | ≥190mg/dL |
Triglyceride | <150mg/dL | 150 – 199mg/ dL | 200 – 499mg/ dL | ≥500mg/ dL |
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu!
Như đã phân tích, triệu chứng rối loạn lipid máu diễn ra âm thầm, thường thông qua một số bệnh lý khác của cơ thể. Chính vì vậy, người trưởng thành trên 20 tuổi phải luôn chủ động xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm/lần, nam giới từ 45 – 65 tuổi và giới nữ từ 55 – 65 tuổi cần thực hiện định lượng mỡ máu 1 – 2 năm/lần đây là khuyến cáo của viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ (NHLBI)
Đối với những người có nhiều yếu tố nguy cơ như béo phì, có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, suy gan,..), có bố mẹ bị bệnh mỡ máu, chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh,…thì tần suất xét nghiệm thường là 1 – 2 lần/năm.
Cần làm gì khi bị rối loạn lipid máu?

Việc phát hiện các triệu chứng rối loạn lipid máu không hề đơn giản, chính vì thế khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khống chế các chỉ số mỡ máu ở mức cho phép thông qua một số phương pháp như sau:
Thay đổi lối sống

Đây là biện pháp điều trị bắt buộc với người bị rối loạn lipid máu để cải thiện các chỉ số. Không chỉ vậy, một chế độ sinh hoạt khoa học còn giúp bạn có nhiều năng lượng hơn, nâng cao sức khỏe và cuộc sống của bản thân mình.
- Chế độ ăn: Cần bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường những thực phẩm chứa chất béo có lợi như cá nước lạnh bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi,…, các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt lanh,…, dầu oliu, dầu hướng dương,…Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều đường tinh chế như trà sữa, bánh ngọt, bánh mì,…, thực phẩm có nhiều chất béo xấu như nội tạng động vật, bơ, sữa, đồ ăn chiên rán,…
- Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt bởi những chất độc có trong khói thuốc sẽ làm tổn thương thành mạch, tạo cơ hội cho các chất béo dư thừa lắng đọng tại đây.
- Tăng cường vận động để sự lưu thông máu được dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ hạn chế được nguy cơ béo phì, tích tụ mỡ thừa dưới da và gan.
- Luôn giữ một trạng thái thoải mái, bình tĩnh để hệ thống nội tiết hoạt động một cách hiệu quả nhất.
☛ Chi tiết hơn: Rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì?
Sử dụng thuốc

Khi những phương pháp tại nhà không cải thiện được chỉ số mỡ máu, bạn cần phải sử dụng thêm một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thường là:
- Statin: Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị rối loạn mỡ máu, có tác dụng giảm tổng hợp Cholesterol đồng thời tăng hấp thu HDL – C tại gan. Tuy nhiên, Statin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tiêu cơ vân, suy thận,… khi kết hợp chung với nhiều nhóm thuốc khác.
- Fibrates: Thường được sử dụng trong các trường hợp tăng Triglyceride máu, phối hợp với các nhóm thuốc khác khá an toàn. Thế nhưng, người dùng cũng cần lưu ý bởi Fibrates có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn bao gồm viêm tụy, tăng men gan, suy giảm tiểu cầu,…
- Nhựa gắn kết acid mật: Rất hữu ích trong điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp, có tác dụng giảm sự tích tụ acid mật trên da ở bệnh nhân ứ mật. Khi dùng chung nhóm thuốc này với các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) có thể làm giảm tác dụng nên bạn cần lưu ý nhé!
- Omega – 3: Ức chế sản xuất và kích thích sự thanh thải Cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch. Nhược điểm của Omega – 3 là làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt cẩn thận với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc kháng tiểu cầu.
- Niacin (Vitamin PP): Đạt hiệu quả cao trong những trường hợp rối loạn lipid máu có tính chất gia đình, thường được dùng chung cùng với các nhóm thuốc khác. Một số tác dụng không mong muốn của Niacin có thể làm bạn khó chịu như đỏ vùng da cổ, mặt ngứa, tăng acid uric,…
☛ Tham khảo thêm: 5 Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả!
Bổ sung thảo dược Fremo giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu
Fremo là sản phẩm an toàn, lành tính, hỗ trợ cân bằng lipid máu một cách tối ưu. Đây là thành quả của công trình nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, phối hợp 3 dược liệu chính là Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.

Việc phối hợp nhiều dược liệu có hoạt tính sinh học cao đã đem lại kết quả đáng kinh ngạc: giảm Cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp người bệnh kiểm soát tốt mỡ máu mà còn ngăn ngừa tối đa các nguy cơ về tim mạch.
Không chỉ vậy, Fremo còn mang đến nhiều công dụng đột phá: Ức chế quá trình sinh tổng hợp và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể, giảm tích tụ mỡ thừa, ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như bệnh mạch vành, đột quỵ,…
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về các triệu chứng rối loạn lipid máu cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ luôn chủ động thực hiện sàng lọc, xét nghiệm mỡ máu định kỳ để bảo vệ sức khỏe tim mạch của chính mình!
Tham khảo thêm tại:
https://medlatec.vn/tin-tuc/mot-so-dau-hieu-roi-loan-lipid-mau-thuong-gap-nhat-s195-n20158
http://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm
https://www.healthline.com/health/dyslipidemia