Triglyceride là một loại chất béo trong máu. Chúng là nguồn năng lượng chính của chúng ta và rất cần thiết để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên nếu bạn có quá nhiều triglyceride trong máu, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính khác. Vậy triglyceride tăng trong trường hợp nào?
Mục lục
Triglyceride là gì?
Triglyceride hay chất béo trung tính là một loại chất béo được tìm thấy trong máu của chúng ta, nó hình thành từ glyxêrin và 3 axit béo. Triglyceride là nguồn năng lượng chính của cơ thể và vì chúng rất quan trọng nên chúng ta có hai nguồn cung cấp chất béo trung tính, đó là từ chế độ ăn uống và do gan tạo ra.
Triglyceride chiếm khoảng 95% tất cả các chất béo trong chế độ ăn uống, bao gồm cả chất béo động vật và thực vật. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ nó trong các tế bào mỡ khắp cơ thể. Sau đó, các tế bào sẽ sử dụng các chất béo này để làm năng lượng.
Bạn cần triglyceride để có một sức khỏe tốt, nhưng nếu lượng chất béo này cao, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hay đột quỵ.
☛ Chi tiết: Triglyceride là gì?

Triglyceride cao là thế nào?
Triglyceride cao thường không gây ra các triệu chứng điển hình. Vì thế, để biết chính xác chỉ số triglyceride, bạn cần phải làm xét nghiệm lipid máu.
Chỉ số bình thường cho loại chất béo này là dưới 150 miligam trên decilit (mg/dL). Cao hơn mức này được coi là triglyceride cao, cụ thể như sau:
– Đối với người lớn:
- Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: từ 151 mg/dl đến 199 mg/dl
- Chỉ số Triglyceride mức cao: trên 200 mg/dl
- Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dl
– Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 10–19 tuổi:
- Bình thường: dưới 90 mg/dl
- Mức ranh giới cao: 90–129 mg/dl
- Cao: trên 130 mg/dl
– Đối với trẻ em dưới 10 tuổi:
- Bình thường: dưới 75 mg/dl
- Ranh giới cao: 75–99 mg/dl
- Cao: trên 100 mg/dl
☛ Chi tiết: Chỉ số triglyceride là gì?
Triglyceride tăng trong trường hợp nào?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến triglyceride của bạn tăng cao, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh với nhiều calo, nhiều carbs và nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng triglyceride. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần, lượng calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo, bao gồm cả triglyceride.

Sử dụng rượu
Theo Mayo Clinic (một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ), khi bạn tiêu thụ quá nhiều rượu, nó sẽ làm tăng bổ sung calo, carbohydrate và đường vào chế độ ăn uống của bạn. Như đã nói ở trên, các chất này có thể tác động tiêu cực đến chỉ số triglyceride.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng LDL-C – một loại cholesterol xấu và làm giảm sự phân hủy chất béo trong cơ thể.
Di truyền
Cũng như cholesterol, triglyceride cao cũng có thể do di truyền, tình trạng này được gọi là tăng triglyceride máu có tính chất gia đình.
Các nhà khoa học cho biết, ở một số gia đình có sự đột biến một hoặc nhiều gen, làm gây ra các khiếm khuyết di truyền, từ đó dẫn đến triglyceride cao.
Về mặt lâm sàng, tăng triglyceride máu có tính chất gia đình khi làm xét nghiệm máu, bệnh nhân thường có chỉ số tăng từ nhẹ đến trung bình và hay đi kèm với một số bệnh khác như: béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

Thuốc
Sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể làm tăng triglyceride từ 5-200%. Chúng bao gồm:
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc điều chỉnh hormone
Trong trường hợp bạn bị tăng triglyceride do sử dụng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi thuốc; nếu không thể, bác sĩ sẽ theo dõi mức độ lipid của bạn trong quá trình điều trị.
Ngủ không đủ giấc
Chúng ta đều biết nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối để có một sức khỏe tốt. Thiếu ngủ liên tục có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả tăng triglyceride.
Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol và hormone tăng sự thèm ăn ghrelin, đồng thời làm giảm sản xuất hormone leptin. Sự mất cân bằng hormone này có thể kéo theo sự mất cân bằng chất béo trong cơ thể, cụ thể: làm tăng triglyceride, tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn gây ra huyết áp cao và bệnh tiểu đường – là những tình trạng có thể dẫn đến tăng triglyceride.
Ngược lại với thiếu ngủ, ngủ quá nhiều (>10 giờ mỗi đêm) cũng có thể là dấu hiệu của chất lượng giấc ngủ kém, nó làm bạn trở nên mệt mỏi hơn sau khi thức dậy và khiến bạn ít hoạt động thể chất hơn, điều này có thể tác động đến mức lipid trong máu và làm tăng triglyceride.

Lối sống ít vận động
Không hoạt động thể chất và có lối sống ít vận động cũng làm tăng triglyceride. Bởi những người ít vận động thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, vòng eo lớn và huyết áp tâm thu cao. Không chỉ vậy, bạn càng ít tập thể dục, bạn càng cần ít năng lượng, từ đó bạn dễ ăn nhiều calo hơn mức cần thiết. Tất cả những điều này đều là yếu tố nguy cơ khiến triglyceride cao.
Tuổi tác
Tăng triglycerid máu nhẹ (triglycerid > 150 mg/dL) phổ biến hơn một chút ở nam giới bắt đầu từ 30 tuổi và nữ giới bắt đầu từ 60 tuổi.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài góp phần gây ra hội chứng viêm toàn và chúng có thể hoạt động để làm ảnh hưởng đến mức triglyceride trong cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau:
- Ngăn cản cơ thể loại bỏ các chất béo ra khỏi máu.
- Tăng sản xuất VLDL (lipoprotein tỉ trọng cực thấp) – đây là các lipoprotein có vai trò mang triglyceride đến các mô trong cơ thể. Tăng sản xuất VLDL sẽ làm tăng vận chuyển triglyceride.
Ngoài ra, hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ còn chỉ ra rằng, căng thẳng sẽ khiến chúng ta làm những việc không có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như: uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt và carbohydrate – đây đều là những loại thực phẩm làm tăng mức triglyceride.

Mắc một số bệnh lý
Mắc một số bệnh lý có thể gây ra mức triglyceride cao, cụ thể:
– Bệnh tiểu đường loại 2.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, các mô sẽ ngừng phản ứng với insulin. Điều này có nghĩa là glucose không thể đi vào bên trong tế bào và tế bào cần một nguồn năng lượng khác. Kết quả là gan tạo ra một lượng lớn VLDL chứa chất béo trung tính.
– Bệnh gan.
Bệnh gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và xơ gan do rượu làm tăng mức triglyceride trong máu. Ở những người này, gan không thể hoạt động đúng như chức năng của nó, từ đó có thể làm:
- Sản xuất nhiều hơn và loại bỏ ít hơn triglycerid.
- Quá trình phân hủy axit béo bị lỗi.
- Sản xuất VLDL bị lỗi, có thể làm tăng lượng sản xuất VLDL.
– Viêm, nhiễm trùng và tự miễn dịch.
Những người bị nhiễm trùng, mắc các bệnh viêm mãn tính và bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến… thường có chỉ số triglyceride cao và HDL-C thấp.

Cách để giảm triglyceride
Để giảm triglyceride, có các phương pháp gồm:
- Xây dựng lối sống lành mạnh
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như FREMO.
- Sử dụng thuốc
Xây dựng lối sống lành mạnh
Bao gồm một số thay đổi như:
– Tập luyện thể thao đều đặn. Bạn hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút tập thể dục thể thao vào mỗi ngày. Đồng thời kết hợp nhiều hoạt động thể chất vào các công việc hàng ngày, ví dụ: đi thang bộ thay vì thang máy, đi dạo trong công viên sau giờ làm,…
– Hạn chế ăn đường và carbohydrate tinh chế. Chúng là các loại thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc đường đường fructose, ví dụ: bánh mì trắng, gạo trắng, nước ngọt, bánh ngọt, mì ống, đồ ăn vặt, ngũ cốc ăn sáng,…
☛ Chi tiết: Triglyceride cao nên ăn gì, kiêng gì để giảm?
– Giảm cân. Nếu bạn đang thừa cân, hãy tìm các phương pháp giảm cân một cách lành mạnh. Hai trong số đó là tập luyện thể thao và ăn uống khoa học.
– Sử dụng các loại chất béo tốt. Thay vì ăn thịt đỏ, bạn nên thường xuyên ăn các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… Ngoài ra, dầu nấu ăn hằng ngày có thể thay bằng dầu oliu hay dầu hạt cải.
– Hạn chế uống rượu. Như đã nói ở trên, rượu có tác động mạnh đến chỉ số triglyceride. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Một số thay đổi lối sống khác để giảm triglyceride:
- Ngủ đủ giấc
- Kiểm soát căng thẳng, thực hiện các kỹ thuật thư giãn
- Bỏ thuốc lá
- Kiểm soát bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan,…
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm triglyceride
Ngoài xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm triglyceride cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi các sản phẩm này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời lại an toàn và lành tính.
Trong số các sản phẩm trên thị trường, hiện FREMO đang là sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
So với các sản phẩm trên thị trường, FREMO có các ưu điểm nội trội sau:
– Thành phần với bộ ba dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam. Bộ ba này đã được chứng minh là giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
Đặc biệt, thành phần Bụp giấm trong FREMO không chỉ là cao dược liệu thông thường mà là chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, mang lại tác dụng vượt trội và mạnh mẽ hơn nhiều so với khi chỉ sử dụng cao Bụp giấm thông thường.
– Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. FREMO là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho công ty CP Dược phẩm Thái Minh – Một trong những công ty có uy tín top đầu trong ngành dược.
– An toàn và lành tính. FREMO có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu kỹ càng và chuyên sâu về tính an toàn cũng như tác dụng đem lại.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Dùng thuốc
Nếu thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc điều trị để làm giảm triglyceride, chẳng hạn như:
- Statin
- Fenofibrate (TriCor, Fenoglide,…), gemfibrozil (Lopid).
- Dầu cá kê đơn. Các chế phẩm dầu cá kê đơn chứa nhiều axit béo hoạt tính hơn so với sản phẩm không kê đơn.
- Niacin
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, tiếp tục thực hành những thay đổi trong lối sống để nâng cao hiệu quả điều trị.
☛ Chi tiết: Các phương pháp chẩn đoán và điều trị tăng triglyceride máu
Tóm lược
Triglyceride là một chất béo quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều chất béo này có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch, đột quỵ. Tăng triglyceride có thể xảy ra do chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, di truyền,…
Nếu kết quả xét nghiệm lipid máu của bạn cho thấy bạn có mức triglyceride cao, hãy thực hiện theo tư vấn của bác sĩ để có thể đưa chỉ số mỡ máu về mức bình thường.
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1591.