Cholesterol luôn được cho là một thứ xấu xa, là một chất dinh dưỡng không cần thiết cho sức khỏe con người. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vai trò của cholesterol trong bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về loại chất béo này nhé!
Mục lục
Cholesterol – Chất béo quen thuộc
Cholesterol là một chất béo (lipid) thuộc nhóm sterol, được tổng hợp bởi gan và cũng là một thành phần của chế độ ăn uống, có thể tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật, như: trứng, thận, gan, cá mòi, xúc xích, thịt xông khói,…
Cholesterol có 2 loại chính, đó là:
- LDL – Cholesterol (LDL-C
- HDL- Cholesterol (HDL-C)
Ngoài ra còn có Lp(a) Cholesterol là một biến thể của LDL – Cholesterol.
Khi nhắc tới cholesterol, chúng ta thường có ấn tượng xấu về loại chất béo này, cho rằng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tím và có thể dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên điều này không đúng 100%, cholesterol thực sự cần thiết cho sức khỏe của con người. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của cholesterol.
☛ Đọc thêm: Cholesterol là gì?

Vai trò của cholesterol
Trong cơ thể chúng ta, cholesterol có nhiều vai trò khác nhau, có thể kể tới là:
Hỗ trợ sản xuất hormone
Các nhà khoa học đã tìm hiểu được rằng, cholesterol là tiền chất cho quá trình sinh tổng hợp các hormone steroid như: corticosteroid, sex-steroid (là các hormone giới tính như estrogen, progesterone, testosterone,.v.v.).
Hormone (nội tiết tố) là những chất hóa học được sinh ra tự nhiên trong cơ thể con người. Chúng được đưa trực tiếp vào máu và tới các cơ quan, mô trong cơ thể để làm nhiệm vụ, chức năng của mình. Mỗi hormone lại có những vai trò riêng. Trong đó:
– Corticosteroid hay cortisol là hormone có nhiều chức năng với cơ thể, nó giúp: kiểm soát căng thẳng; chuyển đổi protein thành glucose để tăng lượng đường trong máu; giảm viêm; góp phần duy trì huyết áp ổn định, đóng góp vào hoạt động của hệ miễn dịch;…
– Sex-steroid là những hormone quan trọng cho sự phát triển và chức năng của cơ thể. Chúng quy định sự phân hóa giới tính; các đặc điểm giới tính thứ cấp; ham muốn tình dục; kiểm soát sự phát triển của xương;…

Sửa chữa các mô trong cơ thể
Dòng máu vận chuyển cholesterol từ gan đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Đồng thời, khi mô của bạn bị viêm, cholesterol trong máu sẽ phản ứng với khu vực mô bị ảnh hưởng và ngay lập tức cố gắng sữa chữa, làm lành mô.
Hỗ trợ sản xuất mật tại gan
Trong gan, một phần cholesterol được chuyển đổi thành mật, sau đó được lưu trữ và tập trung tại túi mật.
Chức năng chính của mật là chuyển đổi chất béo trong thức ăn thành axit béo; giúp hấp thu nhiều chất khác nhau như canxi, sắt, vitamin; kích thích nhu động ruột và duy trì độ pH thích hợp của các thành phần tá tràng. Mật còn giúp bài tiết một số kim loại nặng như kẽm, đồng, thủy ngân và đào thải các chất độc khác ra khỏi cơ thể.

Ổn định tính lưu động của màng tế bào
Cholesterol giúp điều chỉnh tính lưu động của màng tế bào(*). Ở nhiệt độ cao, nó “làm cứng” màng và làm tăng điểm nóng chảy. Ở nhiệt độ thấp, chúng sẽ xen kẽ giữa các phospholipid và ngăn chúng tụ lại với nhau.
(*) Trong sinh học, tính lưu động của màng dùng để chỉ độ nhớt lớp kép lipid của màng tế bào hoặc màng lipid tổng hợp. Tính lưu động của màng có thể ảnh hưởng đến sự quay và khuếch tán của protein cũng như các phân tử sinh học khác trong màng, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của những chất này.
Giúp sản xuất Vitamin D và các chất khác
Cholesterol là tiền chất chính để tổng hợp nên vitamin D. Quá trình này cơ bản diễn ra như sau: Cholesterol trong tế bào da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra một chất gọi là 7-dehydrocholesterol. Sau đó chất này được chuyển hóa tại gan và thận để tạo thành vitamin D. Không chỉ vậy, cholesterol cũng rất quan trọng đối với sự chuyển hóa của các vitamin hòa tan trong chất béo, bao gồm: vitamin A, D, E và K.
Như chúng ta đều biết, vitamin D giúp hấp thụ canxi và phốt pho từ chế độ ăn uống, sau đó sử dụng những khoáng chất này để giữ cho xương, răng, cơ bắp của chúng ta chắc khỏe. Ngoài ra, nó cũng có các vai trò khác trong hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch.

Chất vận chuyển tế bào và dẫn truyền tín hiệu
Các phân tử cholesterol là những chất vận chuyển tế bào và dẫn truyền tín hiệu tế bào. Để làm được điều này là nhờ cholesterol hỗ trợ hình thành các bè lipid trong màng sinh chất.
Cấu tạo nên bao myelin
Các tế bào thần kinh và phần lớn các dây thần kinh vận động được bao phủ bởi một lớp bảo vệ được gọi là bao myelin. Bao này giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cách nhiệt và cho phép dẫn truyền xung thần kinh hiệu quả hơn. Ngoài ra, myelin hóa còn liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh, nó bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai nhi, tiếp tục diễn ra sau khi trẻ ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi.
Bao myelin lại rất giàu cholesterol.

Vậy cholesterol tốt hay xấu?
Như ta đã thấy, cholesterol có những vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào cholesterol cũng tốt. Nó tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào mức độ nó có trong cơ thể bạn.
– Khi ở mức chỉ số bình thường, cholesterol sẽ không gây hại và hoạt động đúng với vai trò, chức năng của chúng trong cơ thể. Nếu một trong các loại cholesterol này ở mức cao hơn hoặc thấp hơn theo khuyến cáo, nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.
– Dư thừa cholesterol có thể khiến chúng tích tụ trong thành động mạch, gây ra các mảng bám, từ đó làm tắc nghẽn dòng chảy của máu. Sự tắc nghẽn này có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, các mảm bám đôi khi có thể bị vỡ đột ngột và tạo thành các cục máu đông gây đau tim hoặc đột quỵ.
– Thiếu hụt cholesterol, cụ thể là LDL-C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, trầm cảm, đột quỵ xuất huyết hay sinh non ở phụ nữ mang thai. Cholesterol có thể giảm trong các trường hợp hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn,.v.v. Tuy nhiên, rất hiếm khi gặp phải trường hợp thiếu hụt cholesterol.
☛ Đọc thêm: Chỉ số cholesterol thấp là bao nhiêu? có nguy hiểm không?
Vậy mức cholesterol bao nhiều là bình thường? Cụ thể mức khuyến cáo cholesterol theo các bác sĩ tim mạch như sau:
Loại cholesterol | Chỉ số bình thường | |
Nam >20 tuổi | Nữ >20 tuổi | |
Cholesterol toàn phần | 125 đến 200mg/dL | 125 đến 200mg/dL |
LDL-C | <100mg/dL | < 100mg/dL |
HDL-C | 40mg/dL hoặc cao hơn | 50mg/dL hoặc cao hơn |
Đối với những người từ 19 tuổi trở xuống và trẻ em, mức cholesterol thay đổi khác nhau vì thế bác sĩ sẽ tư vấn sau khi có kết quả cụ thể.
Làm thế nào để biết mức độ cholesterol trong cơ thể?
Để biết chính xác mức độ cholesterol trong cơ thể là bao nhiêu, bạn cần phải làm xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm này được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám. Y tá hoặc kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ đưa kim tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay bạn để lấy một mẫu máu nhỏ. Mẫu máu này sau đó sẽ được cho vào ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm. Sau khoảng 2-3 giờ bạn sẽ có kết quả trong tay và được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Thông thường, một bảng kết quả xét nghiệm mỡ máu sẽ cho bạn biết thông tin về:
- Định lượng cholesterol toàn phần
- Định lượng LDL-Cholesterol
- Định lượng HDL-Cholesterol
- Định lượng Non-HDL (được dùng để chỉ cả những phân tử giàu cholesterol và giàu triglyceride).
- Định lượng Triglyceride (một dạng chất béo khác trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ).
☛ Đọc thêm: Xét nghiệm Cholesterol – Ý nghĩa các chỉ số!

Cholesterol cao có dấu hiệu gì không?
Cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ tới khi nó gây ra các vấn đề khẩn cấp như đau tim hay đột quỵ thì lúc đó ta mới nghi ngờ đó có thể là kết quả của do cholesterol cao gây ra. Xét nghiệm máu là cách duy nhất và chính xác nhất để biết liệu cholesterol của bạn có quá cao hay không.
Trong một số trường hợp, cholesterol cao có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Đau thắt ngực, tức ngực.
- Buồn nôn
- Hụt hơi
- Đau ở cổ, hàm, bụng trên hoặc lưng.
- Tê hoặc lạnh ở tứ chi
- .v.v.
Nếu chỉ số cholesterol cao, tôi nên làm gì?
Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số cholesterol của bạn cao, bác sĩ sẽ tư vấn các phương páhp để bạn có thể kiểm soát được chỉ số của mình tốt hơn, thường là:
- Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
- Sử dụng thuốc (được kê theo chỉ định của bác sĩ)
Thay đổi lối sống
- Ăn uống tốt cho tim mạch. Một kế hoạch ăn uống lành mạnh cho tim sẽ hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Quản lý cân nặng. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm cholesterol xấu.
- Hoạt động thể chất. Mọi người nên hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm mức cholesterol. Ngoài ra, thể dục thể thao cũng là một trong những cách lành mạnh để giảm cân.
- Giảm căng thẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi căng thẳng mãn tính có thể làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL của bạn. Vì thế, hãy tìm cách giảm căng thẳng, xây dựng kế hoạch làm việc, học tập xen kẽ với nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.
- Bỏ hút thuốc. Bỏ thuốc lá có thể làm tăng cholesterol tốt và mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.
☛ Đọc thêm: Top 10 thực phẩm người có cholesterol cao nên ăn

Thuốc điều trị
Nếu việc thay đổi lối sống không giúp bạn giảm chỉ số cholesterol, bạn có thể phải dùng thuốc. Có một số loại thuốc điều trị cholesterol có sẵn, tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng.
☛ Chi tiết: Cách dùng thuốc giảm cholesterol theo từng đối tượng
Sử dụng FREMO
Song song với việc thay đổi lối sống, để chỉ số mỡ máu (cholesterol) nhanh về mức ổn định, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm FREMO.
FREMO là sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, với các loại thảo dược đã được nghiên cứu và đánh giá kỹ càng về công dụng. Trong đó, tiêu biểu có thể kể tới là:
Hoạt chất Hibithocin chiết xuất từ đài hoa Bụp giấm, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol toàn phần là 26%, làm giảm nồng độ triglyceride 28%, làm giảm nồng độ LDL (1 loại chất béo làm tăng nguy cơ tim mạch trực tiếp) lên tới 32%. Tác dụng này mạnh mẽ hơn rất nhiều so với khi chỉ sử dụng các bài thuốc dân gian có chứa Bụp giấm. Để chiết xuất thành công được hoạt chất này như kỳ vọng, PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) phải mất tới 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm.

Không chỉ vậy, FREMO còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như Giảo cổ lam, Xạ đen, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật. Đây đều là các thành phần có khả năng cải thiện tình trạng rối loại mỡ máu. Khi kết hợp với Hibithocin sẽ mang lại tác dụng hiệp đồng, nâng cao tối đa tác dụng của từng thành phần.

Đồng thời vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên FREMO rất an toàn và có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Kết luận: Cholesterol là một loại chất béo rất quen thuộc với chúng ta, nó có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe con người, như: hỗ trợ sản xuất hormone, sửa chữa mô, tham gia vào quá trình tổng hợp màng tế bào, là tiền chất chính tạo nên vitamin D và tham gia vào một số quá trình chuyển hóa khác. Tuy nhiên, chỉ số cholesterol cần được duy trì ở mức hợp lý thì nó mới phát huy được đúng vai trò của mình. Vì thế, nếu có chỉ số cholesterol cao, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, sử dụng thêm sản phẩm FREMO hoặc sử dụng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ tư vấn thêm về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.