Ngoài các chỉ số như HDL-C, LDL-C, triglycerid thì Vldl hay Vldl Cholesterol cũng là một chỉ số mà nhiều người biết tới và quan tâm. Vậy Vldl là gì? Chúng có vai trò gì trong máu, có hại hay không?
Mục lục
VLDL là gì?
VLDL là một loại mỡ máu, nó được cấu thành từ:
- Triglyceride (70% khối lượng)
- Cholesterol (10% khối lượng)
- Protein (10% khối lượng)
- Chất béo khác (10% khối lượng).
VLDL được sản xuất tại gan, sau đó giải phóng vào máu để mang triglyceride tới các mô và tế bào của cơ thể, từ đó cung cấp năng lượng cho các quá trình của tế bào.

VLDL có hại không?
Như đã nói ở trên, chức năng của VLDL là vận chuyển triglyceride tới các mô và tế bào để đảm bảo cho các quá trình của tế bào diễn ra thuận lợi. Vì thế, cơ thể chúng ta cần cả VLDL và triglyceride.
Tuy nhiên, VLDL cũnng được coi là chất béo xấu, cùng với LDL-C và triglyceride, bởi nếu có quá nhiều VLDL trong máu có thể dẫn đến lượng triglyceride tăng quá mức, gây ra một tình trạng gọi là tích tụ các mảng xơ vữa.

Các mảng xơ vữa có thể tích tụ ở bất kì động mạch nào, nhưng nguy hiểm nhất là ở các động mạch từ trung bình đến lớn của tim, cánh tay, chân, não, xương chậu và thận.
Nếu các mảng xơ vữa không được phát hiện và điều trị, nó sẽ tích tụ dần dần theo thời gian, trở nên đủ lớn và làm thu hẹp động mạch hoặc thậm chí là làm tắc động mạch hoàn toàn. Lúc này, chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:
- Ở tim mạch: đau tim, đột quỵ
- Ở não/động mạch cảnh: đột quỵ não, thiếu máu thoáng qua
- Ở động mạch ngoại vi: chuột rút (thường ở bắp chân), vết loét ngón chân và bàn chân không lành, nóng rát hoặc đau nhức ở bàn chân và ngón chân, thường khi nghỉ ngơi,…
Lượng VLDL bao nhiêu là tốt?
Theo Hiệp hội Hóa học Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), mức VLDL từ 30 miligam trên decilit (mg/dl), tương đương với 0,77 milimol trên lít (mmol/l) được coi là bình thường.
Nếu bạn có chỉ số VLDL trên mức này thì tức là VLDL cao.
Nguyên nhân VLDL cao
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây VLDL cao, có thể kể tới là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Ít vận động cơ thể
- Bị béo phì, thừa cân
- Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate và đường
- Nghiện rượu, hút thuốc
- Di truyền
- Mắc một số bệnh lý như: suy giáp, bệnh thận, gan nhiễm mỡ không do rượu,…
Cách nhận biết VLDL cao
Thông thường, VLDL cao không gây ra bất kì triệu chứng gì. Theo thời gian, khi các mảng xơ vữa tích tụ đủ nhiều, các động mạch của bạn bị thu hẹp lại, bạn có thể gặp phải các triệu chứng tùy thuộc vào vấn đề mà bạn gặp phải.
➤ Triệu chứng bệnh động mạch vành:
- Đau thắt ngực , đau ngực
- Buồn nôn
- Hụt hơi
- Đau ở cổ, hàm, bụng trên hoặc lưng
- Tê hoặc lạnh ở tứ chi
➤ Triệu chứng đột quỵ
- Mất thăng bằng và phối hợp
- Chóng mặt đột ngột
- Bất đối xứng trên khuôn mặt (mí mắt và miệg sụp xuống chỉ ở một bên)
- Không có khả năng di chuyển, đặc biệt chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể
- Lú lẫn
- Tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể
- Nhìn mờ, nhìn đen hoặc nhìn đôi
- Đau đầu dữ dội

➤ Triệu chứng đau tim
- Cảm giác tay bị thắt chặt, ép chặt, đau nhức
- Khó thở
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Buồn nôn, khó tiêu hoặc ợ chua
- Mệt mỏi quá mức
➤ Triệu chứng bệnh động mạch ngoại vi
- Chuột rút
- Đau ở chân khi hoạt động hoặc tập thể dục
- Khó chịu ở chân và bàn chân
- Vết loét ở chân và bàn chân không lành hoặc rất chậm lành
- Đau chân không biến mất khi nghỉ ngơi
- Cảm giác nóng đốt ở ngón chân
- gón chân chuyển sang màu xanh lam
- Giảm sự phát triển của lông ở chân
- Giảm nhiệt độ của cẳng chân hoặc bàn chân so với chân còn lại
Cách kiểm tra mức VLDL chính xác
Cholesterol cao nói chung và VLDL cao nói riêng thường không có triệu chứng, vì vậy những người có mức VLDL cao sẽ không nhận biết được trừ khi họ làm xét nghiệm lipid máu.

Thông thường, xét nghiệm mỡ máu sẽ không đo trực tiếp chỉ số VLDL, thay vào đó, bạn sẽ thấy các chỉ số này gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và triglyceride. Việc biết được chỉ số triglyceride sẽ giúp bác sĩ ước tính được chỉ số VLDL. Cụ thể:
- Nồng độ VLDL = Nồng độ Triglycerid / 5 (nếu kết quả đo là mg/dl).
- Nồng độ VLDL = Nồng độ Triglycerid / 2,2 (nếu tính bằng mmol/l).
Theo các bác sĩ, người lớn nên định kì khám sức khỏe 4-6 năm/lần, trong đó xét nghiệm lipid máu được coi là một phần của việc đánh giá sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của cholesterol cao, bạn cũng nên làm xét nghiệm mỡ máu.
Trước khi làm xét nghiệm này, bạn nên nhịn ăn từ 9-12 giờ. Tức là, sau bữa tối (khoảng sau 8h tối), bạn không nên ăn hay uống thêm bất kì loại đồ ăn, thức uống nào (trừ nước lọc) và tiến hành làm xét nghiệm vào buổi sáng.
☛ Đọc thêm: Xét nghiệm Cholesterol – Ý nghĩa các chỉ số!
Làm thế nào để giảm mức VLDL?
Để giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, có một số phương pháp như sau:
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uốnng
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, như FREMO.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
➤ Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.
Chế độ ăn uống tốt cho tim có nghĩa là tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, những thực phẩm này bao gồm:
- Thịt đỏ
- Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo
- Đồ chiên rán
- Thịt chế biến sẵn, như: xúc xích, thịt xông khói,…
Thay vào đó, bạn nên chọn một chế độ gồm các loại thực phẩm như:
- Trái cây, rau củ
- Các loại ngũ cốc
- Các loại quả hạch
- Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo
- Cá
- Thịt gia cầm
☛ Đọc thêm: 11 thực phẩm chứa nhiều Cholesterol tốt cho sức khỏe

➤ Tập thể dục thể thao đều đặn.
Hoạt động thể chất đã được chứng minh là giúp tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Cơ thể càng có nhiều HDL-C thì càng có thể loại bỏ VLDL khỏi máu một cách hiệu quả.
Bạn nên đặt mục tiêu để tập thể dục ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần.
➤ Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
Hút thuốc làm giảm mức cholesterol tốt trong máu. Không chỉ vậy, nó còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm khác. Chính vì thế, nếu đang hút thuốc lá, bạn nên tìm cách cai thuốc.
➤ Đạt hoặc duy trì cân nặng phù hợp.
Những người thừa cân, béo phì thường có chỉ số cholesterol xấu cao và cholesterol tốt thấp. Vì thế, việc đạt hoặc duy trì cân nặng phù hợp là điều cần thiết nếu bạn muốn giảm VLDL. Chỉ cần giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể là bạn đã có thể cải thiện mức cholesterol của mình.
Để biết được bạn có đang thừa cân không, hãy tính chỉ số BMI theo công thức sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể ) / (chiều cao x chiều cao)
BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Nếu lớn hơn khoảng này tức là bạn đang thừa cân.
Dùng thuốc theo chỉ định
Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống cùng với chế độ ăn uống và hoạt động thể chất không giúp giảm mức VLDL, lúc này bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc, như:
- Statin: Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn gan tạo ra cholesterol.
- Ezetimibe (Zetia): Thuốc này ngăn ruột hấp thụ cholesterol từ thức ăn.
- Chất cô lập axit mật: Những chất này thúc đẩy ruột loại bỏ nhiều cholesterol hơn.
- Thuốc ức chế PCSK9: Thuốc này ngăn chặn một loại protein mà gan sử dụng để tạo ra cholesterol.
- Chất xơ: Chất xơ làm giảm nồng độ chất béo trung tính trong máu.
- Axit nicotinic: Thuốc này hạn chế lượng chất béo mà gan có thể tạo ra.
- .v.v.
☛ Đọc thêm: Cách dùng thuốc giảm cholesterol
FREMO – Sản phẩm hỗ trợ giảm cholesterol xấu từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Để hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu được hiệu quả hơn, các chuyên gia từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khuyên bạn nên sử dụng thêm FREMO.
Đây là sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, không chứa tân dược, vì thế bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài để duy trì tác dụng mà không lo ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa hay gan thận. Cụ thể, FREMO có các thành phần sau:
- Chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm. Giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu từ ngưỡng nguy hiểm về ngưỡng cân bằng đồng thời tăng chỉ số cholesterol tốt HDL-C.
- Giảo cổ lam. Có tác dụng làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Táo mèo. Điều chỉnh được tình trạng rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch khác.
- Hoàng bá. Tăng tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan và lợi tiểu.
- Xạ đen. Ngăn ngừa tăng huyết áp, các bệnh viêm nhiễm, bảo vệ gan, ổn định chỉ số mỡ máu.
- Nga truật. Tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, giảm mỡ máu hiệu quả.
Mỗi thành phần này khi kết hợp với nhau đã được các chuyên gia nghiên cứu để kết hợp với nhau theo tỉ lệ phù hợp, giúp chúng phát huy tối đa công dụng của mình.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Tổng kết
VLDL là một loại cholesterol, chúng có tác dụng vận chuyển triglyceride tới các mô và tế bào trong cơ thể, từ đó giúp tế bào có năng lượng thực hiện đúng chức năng của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ số VLDL của bạn quá cao, nó có thể gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Để biết được chính xác chỉ số VLDL trong cơ thể, bạn cần làm xét nghiệm mỡ máu. Nếu kết quả cho thấy bạn có VLDL cao, bạn nên nghe tư vấn từ bác sĩ để có thể giảm VLDL một cách an toàn.