Xét nghiệm lipid máu là việc làm cần thiết để chẩn đoán sớm những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến rối loạn mỡ máu như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Vậy xét nghiệm lipid máu cần những gì? Khi nào cần xét nghiệm lipid máu? Fremo sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lipid máu là gì?
Lipid máu là những chất béo được tìm thấy trong máu, gồm ba thành phần chính là cholesterol, triglyceride và phospholipid. Trong đó thành phần mỡ máu quan trọng nhất là Cholesterol.
Cholesterol là dạng chất béo được sản xuất chủ yếu ở gan, phần còn lại được cung cấp từ thức ăn. Chất này sau khi được tạo ra sẽ đi vào máu và tồn tại dưới 2 dạng: Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) và Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDL). Trong đó, LDL được coi là cholesterol xấu còn HDL là cholesterol tốt.
Triglyceride là một loại chất béo trung tính cũng tồn tại trong máu, chúng được sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng chất béo tại các mô cơ thể.
Rối loạn lipid máu xảy ra khi các thành phần chất béo nói trên tăng hoặc giảm bất thường. Cụ thể, nồng độ tăng cholesterol hoặc triglyceride trong máu hay giảm HDL-cholesterol, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
☛ Tham khảo thêm tại: Rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nào?
Xét nghiệm lipid máu để làm gì?
Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm kiểm tra bốn chỉ số quan trọng: triglyceride, cholesterol, LDL – cholesterol và HDL – cholesterol. Dựa vào các chỉ số này sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá xem bạn có bị rối loan chuyển hóa lipid máu hay có nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác như tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch hay không.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? – Giải đáp chi tiết!
Những ai cần xét nghiệm lipid máu?
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI), theo dõi chỉ số cholesterol thường được bắt đầu tiến hành trong độ tuổi từ 9 đến 11. Sau mốc thời gian này, việc kiểm tra cholesterol sẽ được quay vòng theo chu kỳ 5 năm một lần. (1)
Ngoài ra, xét nghiệm lipid máu sẽ rất quan trọng nếu như bạn thuộc các trường hợp sau:
- Có biểu hiện lâm sàng liên quan đến bệnh lý tim mạch
- Có nhu cầu khám sàng lọc các chỉ số lipid máu để kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch
- Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tuyến giáp hoạt động kém.
- Người cần được theo dõi liên tục các chỉ số lipid máu (Người mắc bệnh lý tim mạch đang trong quá trình điều trị, người cholesterol cao trong một lần kiểm tra trước)
- Tuổi trên 45 đối với nam và 50-55 đối với nữ
- Người có thói quen hút thuốc lá
- Thừa cân, béo phì
- Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh, ít vận động
- Bị huyết áp cao
- Bị tiểu đường hoặc giai đoạn tiền tiểu đường
- Ở phụ nữ đái tháo đường hoặc huyết áp cao trong thai kỳ cũng là đối tượng có nguy cơ về tim mạch, cần tham gia xét nghiệm lipid máu.
- Nam giới bị rối loạn cương dương.
- Người có người thân trong gia đình có tiền sử rối loạn lipid máu cũng được chỉ định xét nghiệm.

Xét nghiệm lipid máu gồm những gì?
Xét nghiệm mỡ máu giúp định lượng chính xác nồng độ các chỉ số lipid máu (chủ yếu là chỉ số cholesterol và triglycerid máu), để qua đó xác định nồng độ lipid máu nằm trong hay ngoài khoảng giới hạn cho phép hay không, từ đó phát hiện các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu để có cách phòng và hướng điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm lipid máu cần tiến hành bao gồm:
- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
- Xét nghiệm HDL-Cholesterol
- Xét nghiệm LDL-Cholesterol
- Xét nghiệm Triglyceride
Xét nghiệm cholesterol toàn phần

Cholesterol là một dạng chất béo quan trọng, chúng có vai trò làm ổn định các màng ngoài của tế bào. Tuy nhiên, khi chất này dư thừa, cơ thể chúng ta có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về tim mạch.
Một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm cholesterol toàn phần: rối loạn lipid máu, đánh giá chức năng gan, xác định khả năng hình thành các mảng xơ vữa…
Thức ăn có thể ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol, dẫn đến kết quả có độ chính xác không cao. Do đó, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn 9 – 12 tiếng và không sử dụng đồ uống chứa cồn.
Bên cạnh đó, bạn cần trình bày đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, những triệu chứng bạn đang gặp phải, về tiền sử gia đình và những loại thuốc đang dùng. Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng thuốc làm tăng nồng độ cholesterol như thuốc tránh thai, thì càng phải khai báo đầy đủ bởi bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng trước khi xét nghiệm vài ngày.
Để xét nghiệm cholesterol toàn phần, nhân viên y tế cần lấy mẫu máu của bạn và tiến hành phân tích, định lượng từng thành phần. Thời điểm lấy mẫu là vào buổi sáng, sau đêm bạn đã nhịn ăn. Ngoài chỉ số cholesterol thì triglyceride, HDL – cholesterol, LDL – cholesterol cũng được đi kèm trong báo cáo kết quả xét nghiệm lipid máu.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cholesterol toàn phần là gì? Ý nghĩa của chỉ số Cholesterol với sức khỏe?
Xét nghiệm HDL – cholesterol
HDL – cholesterol là một loại cholesterol tốt vì nó mang cholesterol xấu ra khỏi thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Chỉ số này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, xét nghiệm HDL – cholesterol không được thực hiện đơn độc mà thường đi kèm với LDL – cholesterol và triglyceride.
Xét nghiệm hàm lượng HDL – cholesterol được chỉ định khi cholesterol toàn phần cho kết quả cao. Ngoài ra, các đối tượng dưới đây nên thường xuyên thực hiện xét nghiệm này:
- Người hút thuốc lá
- Người bị huyết áp cao
- Người tiểu đường
- Người có thành viên gia đình mang tiền sử bệnh tim

Xét nghiệm LDL – cholesterol
LDL – cholesterol là lipoprotein mật độ thấp. Chỉ số này được xem là cholesterol xấu vì chúng dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong thành mạch. Khi nồng độ LDL trong máu cao, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với các vấn đề như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, xuất hiện những cơn đau thắt ngực…
Đánh giá LDL – cholesterol được cho là quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ tim mạch. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng mang ý nghĩa to lớn trong việc chẩn đoán rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…

Xét nghiệm triglyceride
Nồng độ triglyceride cao tăng khả năng mắc các bệnh tim, mạch nên định lượng chất béo trung tính giúp xác định được nguy cơ phát triển của bệnh lý này.
Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị triglyceride cao, bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra chỉ số này thường xuyên hơn. Ngoài ra, những người tiền tiểu đường hay tiểu đường thì càng phải theo dõi sát sao hàm lượng chất béo trung tính, vì duy trì mức đường huyết không ổn định sẽ là yếu tố thúc đẩy triglyceride tăng cao.
Trẻ em cũng nên xét nghiệm triglyceride nếu có các yếu tố sau: béo phì, có tiền sử người thân mắc bệnh tim, huyết áp cao. Những trẻ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch thường được tiến hành xét nghiệm trong độ tuổi từ 2 – 10.
Để chuẩn bị cho quá trình xét nghiệm triglyceride được tốt nhất, bạn cần nhịn ăn 9 – 12 tiếng và nên trao đổi với bác sĩ những loại thuốc mà đang sử dụng.

Ý nghĩa và cách đọc từng chỉ số xét nghiệm lipid máu
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm lipid máu
Khi xét nghiệm lipid máu, người bệnh cần quan tâm đến 4 chỉ số: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – cholesterol và HDL – cholesterol. Đối với người lớn, kết quả bình thường sẽ nằm trong hạn mức như sau:
- LDL: 70 đến 130 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
- HDL: hơn 40 đến 60 mg / dL (số càng cao thì càng tốt)
- Tổng cholesterol: dưới 200 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
- Triglyceride: 10 đến 150 mg / dL (số càng thấp thì càng tốt)
Việc kiểm soát tốt bốn chỉ số này giúp bạn giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, tránh xa được những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, cũng như hạn chế được tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu gây ra.
Cách đọc chỉ số xét nghiệm lipid máu
Để đọc – hiểu các chỉ số xét nghiệm lipid máu, bạn cần biết khoảng bình thường của các thành phần trong lipid máu là bao nhiêu.
Dưới đây là bảng đánh giá các chỉ số lipid máu (đơn vị mmol/l):

Bạn có thể tìm hiểu thêm xét nghiệm lipid máu qua video:
Những lưu ý quan trọng trước khi xét nghiệm mỡ máu
Để có được kết quả xét nghiệm với độ chính xác cao, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Nhịn ăn
Thức ăn có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bởi chúng chứa nhiều lipid và chất dinh dưỡng chuyển hóa làm tăng glucose huyết. Vì vậy, trước khi xét nghiệm lipid máu bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian 9 – 12 tiếng.
Không dùng bất cứ đồ uống nào ngoài nước lọc
Bệnh nhân được khuyến cáo không sử dụng đồ uống chứa cồn: rượu, bia hay nước ngọt có ga… trong vòng 24 tiếng trước khi xét nghiệm. Các loại nước này làm cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch bởi chúng ảnh hưởng đến nồng độ thành phần lipid máu.
Do đó, chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo kết quả khách quan, chính xác và giúp cơ thể không bị mệt mỏi do phải nhịn ăn.
Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng
Một số chất thay đổi nồng độ vào từng thời điểm trong ngày. Ví dụ như glucose cao nhất vào lúc 6 – 8 giờ và giảm dần về chiều, tối. Vì vậy, thời điểm thích hợp lấy mẫu máu được lựa chọn là buổi sáng.
Fremo – giải pháp hiệu quả trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Giải pháp ổn định mỡ máu Fremo từ thảo dược là thành quả miệt mài nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, đột phá trong sản phẩm.
Fremo gói trọn những tinh hoa từ thảo dược Việt, được nghiên cứu dựa trên nguyên lý y học cổ truyền và y học hiện đại, mang đến giải pháp tối ưu cho người bệnh mỡ máu cao.
Bộ ba dược liệu: bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam đã được khẳng định về hoạt tính sinh học, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, giảm tích tụ mỡ dư thừa. Điểm nổi bật này đã giúp thực phẩm chức năng Fremo an toàn trên người dùng, không gây tác dụng phụ kể cả khi sử dụng lâu dài.

Lộ trình được khuyên dùng với Fremo là từ 2 – 3 tháng. Sản phẩm được khuyến cáo không sử dụng trên phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi. Bên cạnh đó, người huyết áp cao cần thận trọng với sản phẩm.
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về xét nghiệm lipid máu. Hy vọng những kiến thức bổ ích này có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xét nghiệm mỡ máu.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
- https://www.nhsggc.org.uk/your-health/health-services/hsd-patient-carers/heart-disease/risk-factors-for-heart-disease/high-blood-lipids-fats/#
- https://labtestsonline.org/tests/lipid-panel
- (1) https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholesterol-test/about/pac-20384601
- https://www.healthline.com/health/cholesterol-tes
- https://www.healthline.com/health/hdl-test
- https://www.healthline.com/health/triglyceride-level#preparation