Xét nghiệm chỉ số mỡ máu có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là những bệnh nhân thường xuyên uống rượu bia, chế độ ăn kém, thiếu vận động,… Bởi họ có nguy cơ cao mắc các bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim,…
Mục lục
Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Mỡ trong máu là tên gọi chung cho các loại mỡ tồn tại trong huyết dịch, bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong mỡ máu, cholesterol là thành phần quan trọng nhất, có mặt trong tất cả các mô tổ chức của cơ thể, góp mặt vào các quá trình xây dựng cấu trúc tế bào, vận hành chức năng não bộ, sản xuất hormone hay dự trữ vitamin. Cholesterol có hại khi tình trạng rối loạn mỡ máu.
Lipid không tan trong nước, chúng cần kết hợp với protein để trở thành lipoprotein có thể dễ dàng di chuyển trong máu. Chính bởi vậy, khi làm xét nghiệm mỡ máu, ngoài xét nghiệm cholesterol toàn phần, người ta còn phân tích cholesterol theo các lipoprotein. Mỡ máu sẽ tăng cao có thể gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Xét nghiệm mỡ máu là một trong những xét nghiệm quan trọng thường được chỉ định đối với những trường hợp ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi hoặc đối với những ai đã được chẩn đoán là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Xét nghiệm mỡ máu giúp phân tầng nguy cơ (rất ổn >>ổn >> bình thường >> có nguy cơ >> nguy cơ cao) cho các trường hợp, từ đó có phương hướng ngăn ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Các thành phần lipid máu (mỡ máu)
Triglycerides
Triglyceride (chất béo trung tính) là một dạng mỡ dự trự chính trong các tổ chức mỡ dưới da. Triglyceride tăng cao có thể do các yếu tố nguy cơ: béo phì, lười vận động, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường,… Những bệnh nhân có hàm lượng triglyceride máu cao thường kèm theo lượng cholesterol toàn phần cao (LDL-c tăng và HDL-c giảm).
Triglyceride sau khi được cơ thể tiêu hóa sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào di chuyển trong máu.
Triglyceride nếu tăng cao sẽ bám vào các thành mạch máu, tạo nên các mảng mỡ bám trên động mạch, gây tắc, hẹp mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu triglyceride cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ số triglyceride là gì? Làm gì khi chỉ số Triglyceride tăng cao?
Cholesterol
Bản thân lipid không tan trong huyết tương. Lipid chỉ di chuyển được trong máu dưới dạng kết hợp với apoprotein và được gọi là Lipoprotein.
Thành phần có trong Lipoprotein bao gồm:
- Chylomicron
- VLDL
- LDL (Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp – Low-Density Lipoprotein Cholesterol: LDL-c)
– Được tao ra trực tiếp bởi gan hoặc từ sự giáng hóa của VLDL hoặc IDL.
– Mang apoprotein B, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tổ chức trong cơ thể. - HDL (Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao – High-Density Lipoprotein cholesterol: HDL-c)
– Được tổng hợp một phần bởi ruột và gan, một phần khác từ sự chuyển hóa của VLDL và Chylomicron.
– Mang apoprotein Al, vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức về gan.
Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao, tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chi tiết mọi điều cần biết về Cholesterol
LDL – Cholesterol (loại xấu)
LDL – cholesterol được coi là thành phần mỡ xấu, khi hàm lượng LDL-c trong máu cao sẽ dễ dàng dẫn tới sự lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt là ở tim và não), tạo nên các mảng xơ vữa động mạch. Khi có nhiều các mảng xơ vữa dẫn tới mạch máu bị hẹp lại, tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ ra đột ngột làm tắc cấp mạch máu, từ đó gây ra những tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Tăng LDL – cholesterol có thể do các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh (ăn nhiều chất béo chuyển hóa, ăn nhiều muối, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,…) hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác (tăng huyết áp, đái tháo đường,…).
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ số LDL Cholesterol cao có nguy hiểm không?
HDL – Cholesterol (loại tốt)
HDL – Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% tổng số cholesterol được cho là loại tốt bởi vì vận chuyển cholesterol từ máu về gan, vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những người béo phì, hút thuốc lá, lười vận động,… có hàm lượng HDL thấp.
Photpholipid
Photpholipid là thành phần cấu tạo nên hệ thống màng tế bào của cơ thể, hỗ trợ các hoạt động của enzyme. Thành phần hóa học của photpholipid bao gồm một hoặc nhiều các axit béo, một gốc axit photphoric, một bazo nitrogen.
Có 3 loại photpholipid chính đó là: lecithin, cephalin, sphingomvelin.
Acid béo tự do
Chất béo được giải phóng từ mô mỡ vào máu và được sử dụng như nguồn năng lương. Nếu chất béo dư thừa không được sử dụng sẽ lưu trữ trong mô mỡ dưới dạng chất béo trung tính (triglyceride) có thể kết hợp với glucose. Trường hợp axit béo tự do trong máu cao, dẫn đến tình trạng tăng lipid máu (mỡ máu cao) hoặc kháng insulin có thể chuyển biến nặng hơn.
Chất béo nội tạng tích cực giải phóng và hấp thụ axit béo tự do có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các mảng xơ vữa ở thành động mạch. Ngoài ra, các axit béo tự do được giải phóng từ chất béo nội tạng sẽ đi thẳng tới gan. Tại gan, chức năng sản xuất glucose từ chất béo được kích hoạt và kết quả là lượng đường trong máu cũng tăng theo.
Tìm hiểu về chất béo lipid trong video này:
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Các xét nghiệm lipid cơ bản thường bao gồm:
- Triglyceride (TG),
- Cholesterol toàn phần (total cholesterol: TC),
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (high-density lipoprotein cholesterol: HDL-c),
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein cholesterol: LDL-c).
Bảng 1. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Chỉ số |
Bình thường |
Cao |
1/ Cholesterol toàn phần |
<200mg/dL (5,1 mmol/L) |
>240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
2/ LDL-c |
<100 mg/dL (2,6 mmol/L) ) |
≥ 160 mg/dL (≥ 4,1 mmol/L) |
3/ Triglyceride |
<150 mg/dL (1,7 mmol/L) |
≥ 200 mg/dL (>2,2 mmol/L) |
4/HDL-c |
>60 mg/dL (1,5mmol/L) |
Nam <40mg/dL(1 mmol/L) Nữ<50mg/dL (1,3mmol/L) |
Bảng 2. Phân tầng và đánh giá nguy cơ chỉ số mỡ máu
Cholesterol toàn phần |
Giải thích |
< 200 mg/dL (5,1 mmol/L) | Đây là nồng độ lí tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp. |
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) | Đây là mức ranh giới, cần chú ý |
≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) | Bạn bị tăng cholesterol máu. Những người có mức này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường |
HDL Cholesterol (tốt) | |
< 40 mg/dL (1,0 mmol/L) (nam giới) < 50 mg/dL (1,3 mmol/L) (nữ giới) | HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch. |
> 60 mg/dL (1,5 mmol/L) | HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch. |
LDL Cholesterol (xấu) |
|
< 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) | Rất tốt |
100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L) | Tốt |
130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L) | Tăng giới hạn |
160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L) | Tăng (nguy cơ cao) |
≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L) | Rất tăng (nguy cơ rất cao) |
Triglyceride |
|
< 150 mg/dL (1,7 mmol/L) | Bình thường |
150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L) | Tăng giới hạn |
200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L) | Tăng |
≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) | Rất tăng |
Có những trường hợp rối loạn mỡ máu hỗn hợp, tức là vừa tăng LDL vừa giảm HDL, điều này làm nguy cơ bệnh tim tăng cao. Một số khác lại kèm theo tìn trạng tăng triglyceride, đây dược gọi là rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.
Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng mỡ máu
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, được chia thành 2 nhóm chính:
1. Nhóm yếu tố không thể thay đổi
Gồm các yếu tố:
- Di truyền: Nếu bạn có người thân là cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà bị bệnh mỡ máu cao thì bạn cũng có khả năng bị mỡ máu cao. Trường hợp này được gọi là tăng mỡ máu gia đình.
- Giới tính: Ở nữ giới, độ tuổi từ 15 – 45 thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau khi bước tới độ tuổi mãn kinh, việc hormone sinh dục estrogen suy giảm dẫn đến cholesterol xấu và triglyceride tăng lên, ảnh hưởng đến các mạch màu, gây mỡ máu tăng. Quá trình chuyển hóa chất éo ở giai đoạn này cũng suy yếu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn, các cơ quan và chức năng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng và lão hóa theo thời gian, trong đó bao gồm gan, mật dẫn đến rối loạn điều chỉnh mỡ máu và có thể gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ.
2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi
- Chế độ ăn: Thay thế những thức ăn có nhiều axit béo bão hòa, giàu cholesterol, chất béo chuyển hóa bởi những thức ăn chứa axit không bão hòa, thực phẩm giàu chất xơ. Axit béo bão hòa thường có trong mỡ động vật, cholesterol xấu có trong nội tạng động vật, chất béo chuyển hóa có trong bánh quy, khoai tây chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Axit béo không bão hòa có nhiều trong dầu thực vật, cá hồi, cá trích, các loại hạt, đậu,…
- Uống: Thay thế rượu, bia, đồ uống có cồn bằng những thức uống lành mạnh như trà bụp giấm, trà giảo cổ lam, trà xạ đen…
- Thói quen sinh hoạt: Giảm bớt căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Lựa chọn cách thức giảm áp lực lành mạnh như nghe nhạc, chạy bộ,… thay vì sử dụng caffein, chất kích thích, rượu bia,…
- Thói quen vận động: Hình thành thói quen vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tham gia vào các hoạt động lành mạnh như: tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, chơi các bộ môn thể thao yêu thích,… Thực hiện đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn mỡ máu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân nào dẫn đến máu nhiễm mỡ?
Đối tượng nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?
Xét nghiệm bộ mỡ giúp chẩn đoán, phát hiện kịp thời những nguy hiểm tiềm ẩn và có hướng điều trị phù hợp. Biến chứng từ các bệnh lý do mỡ máu cao gây ra có thể xảy đến đột ngột, cần có sự can thiệp kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng.
Bên cạnh việc chủ động yêu cầu được làm xét nghiệm mỡ máu,. những trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm có thể là:
- Có biểu hiện lâm sàng nghi mắc bệnh tim mạch
- Tầm soát rối loạn mỡ máu, tầm soát nguy cơ gây bệnh lý tim mạch
- Những người bị tình trạng viêm mạn tự miễn: viêm thấp khớp, vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống,…
- Người có bệnh mạn tính
- Người béo phì, thừa cân
- Những nghiện thuốc lá, thuốc lào
- Phụ nữ bị tiểu đường hoặc tăng huyết áp thai kỳ,…
- Nam giới bị rối loạn cương dương
- Những người bị mỡ máu cao do di truyền với biểu hiện: xanthelasma, u vàng dưới 45 tuổi
- Người bị bệnh động mạch ngoại biên, xơ vữa động mạch cảnh, tăng độ dày lớp nội địa trung mạch
Chuyên gia y tế khuyến khích nam giới độ tuổi 40 trở lên, nữ giới 50 tuổi trở lên hoặc sau mãn kinh nên có thói quen thực hiện các xét nghiệm mỡ máu định kỳ. Độ tuổi trên cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, chính bởi vậy các chỉ số mỡ máu dễ bị ảnh hưởng. Điều này giúp sàng lọc, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý và điều chỉnh lối sống phù hợp.
Cần lưu ý gì trước khi lấy xét nghiệm mỡ máu?
Nhịn ăn
Trong thực phẩm có chứa nhiều lipid và các dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose trong máu làm ảnh hưởng đến chỉ sổ xét nghiệm, dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý. Chính bởi vậy, trong khoảng thời gian từ 8 – 12 giờ, người bệnh không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể nhằm có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Trước khi làm xét nghiệm, bệnh nhân cũng nên đặc biệt tránh uống sữa, nước ngọt, cà phê, hút thuốc,…
Tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia, đồ uống có ga, có cồn, các loại chất kích thích trong khoảng 24h trước thời điểm. xét nghiệm. Các loại thức uống này có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Uống đủ nước
Trước khi làm xét nghiệm bạn cần nhịn ăn, chính bởi vậy cần bổ sung nước để tránh cơ thể bị mệt, lả trong thời gian đợi làm xét nghiệm. Bên cạnh đó, uống nước giúp người bệnh giảm căng thẳng, hồi hộp trong quá trình đợi kết quả.
Thời điểm lấy máu xét nghiệm
Thời điểm lấy máu có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Cụ thể, nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm lấy máu. Ví dụ như, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose sẽ cao nhất vào khoảng thời gian 6 – 8 giờ sáng và giảm dần xuống vào buổi chiều và nửa đêm.
Nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng vào buổi sáng ít có sự thay đổi đáng kể nào, bởi vậy thời điểm buổi sáng là thích hợp nhất để lấy máu.
Xét nghiệm mỡ máu ở đâu, chi phí bao nhiêu?
Xét nghiệm máu là chỉ định cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý. Vì vậy hầu hết các bệnh viện đều thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm máu uy tín để thực hiện.
Một số bệnh viện thực hiện xét nghiệm mỡ máu chính xác, uy tín có thể kể tới như:
- Bệnh viện Bạch Mai: Định lượng Tryglyceride hoặc Phospholipid hoặc Lipid toàn phần hoặc Cholestrol toàn phần hoặc HDL-cholesterol hoặc LDL-cholesterol có giá: 27.000 đồng
- Viện huyết học truyền máu trung ương: 30.000 đồng
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: 65.000 đồng
- Bệnh viện Medlatec: 39.000 đồng
☛ Tham khảo thêm Phác đồ điều trị mỡ máu cao được chuyên gia khuyến cáo
Bổ sung thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu cao
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn