Triglyceride là một chỉ số quan trọng trong bộ xét nghiệm mỡ máu, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và vai trò của thành phần này. Vậy xét nghiệm Triglycerid là gì? Khi nào cần thực hiện? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Mục lục
Triglyceride là gì?
Triglyceride là một trong 3 dạng chính của lipid máu (gồm Triglycerid, Phospholipid và Cholesterol). Đây là chất béo trung tính được tái tổng hợp tại ống tiêu hóa và sinh tổng hợp tại gan. Triglyceride được dự trữ chủ yếu ở lớp mỡ dưới da, thay đổi theo chế độ ăn và trạng thái của cơ thể.
Ngoài ra Triglyceride chiếm đến 95% tổng lượng chất béo ngoại sinh được thu nhận qua con đường ăn uống. Những loại thực phẩm giàu Triglyceride bao gồm mỡ động vật (ở phần nội tạng, lớp mỡ dưới da) và dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương…) Một vài nguyên nhân như lười vận động, béo phì, chế độ ăn không lành mạnh… có thể dẫn đến tăng Triglyceride trong máu, tạo nên các mảng bám gây xơ vữa thành mạch.
Tại sao cần xét nghiệm triglyceride?

Xét nghiệm Triglycerid để làm gì? Mục đích của việc định lượng Triglyceride là đánh giá tình trạng cân bằng giữa trọng lượng lipid đưa vào và chuyển hóa lipid trong cơ thể. Điều này góp phần hỗ trợ bác sĩ phân tích và phát hiện sớm những bất thường trong mỡ máu của bệnh nhân.
Nồng độ Triglyceride tăng cao có thể khiến bạn dễ dàng mắc phải các bệnh về tim mạch, thận, khớp, tụy… Vậy nên, đối với người khỏe mạnh không có bệnh nền, bạn cần tầm soát mỡ máu đều đặn 4 – 6 năm/ lần. Thế nhưng, nếu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao được liệt kê dưới đây, bạn cần có kế hoạch thăm khám và xét nghiệm với tần suất lớn hơn, 6 tháng/ lần hoặc ít nhất là 1 năm/lần:
- Người có bệnh nền gồm tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, đái tháo đường, suy giáp…
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học khi cung cấp quá nhiều đường tinh chế (đồ ăn nhanh, bánh quy, snack…), chất béo có hại (nội tạng động vật, bơ, sữa..), sử dụng bia rượu, thuốc lá và lười vận động.
- Người bị thừa cân, béo phì nếu BMI ≥ 30. Đây là một chỉ số đáng tin cậy bởi BMI (Cân nặng/ [(Chiều cao)2]) có mối tương quan chặt chẽ với lượng mỡ trong cơ thể.
- Người cao tuổi và những đối tượng có người thân là bố mẹ, con cái bị rối loạn lipid máu, bệnh về tim mạch cũng nên định lượng Triglyceride để kịp thời cải thiện và xây dựng lối sống phù hợp.
Xét nghiệm Triglyceride gồm những gì?

Xét nghiệm Triglyceride thường được chỉ định cùng bộ bilan mỡ máu bao gồm các thông số như Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL – C, LDL – C. Bộ xét nghiệm này sẽ hỗ trợ bác sĩ phân tầng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho từng bệnh nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị cụ thể, phù hợp.
Cholesterol và Triglyceride đều là những chất béo đảm nhiệm vai trò dự trữ và tái tạo năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên, khi nồng độ các thành phẩn này tăng cao, chúng sẽ kết hợp với Protein để tạo thành hợp chất tan Lipoprotein, dễ dàng di chuyển và bám lại trong thành mạch.
Ngoài Cholesterol toàn phần, người ta còn phân tích 2 loại Lipoprotein quan trọng khác là HDL – C (mỡ tốt) và LDL – C (mỡ xấu). Trong trường hợp rối loạn lipid máu, mỡ xấu tăng trong khi mỡ tốt giảm khiến cho người bệnh gặp phải những biến chứng về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Hiện nay, kỹ thuật định lượng Triglyceride được thực hiện bằng phương pháp Enzyme so màu thông qua một loạt các phương trình hóa học liên tiếp. Để kết quả được chính xác nhất, bạn cần nhịn ăn từ 9 – 14 tiếng trước khi xét nghiệm. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn và nên báo cáo lại với bác sĩ những loại thuốc bạn đã dùng nhé!
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Nồng độ Triglyceride bao nhiêu là cao?

Để đánh giá chính xác phân độ máu nhiễm mỡ của bạn, bác sĩ chuyên môn sẽ dựa trên bilan lipid bao gồm Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL – C và LDL – C. Thông qua chỉ số Triglycerid trong xét nghiệm máu, ta có thể phân loại qua 4 mức độ:
- Nồng độ Triglyceride bình thường dưới 1.69mmol/ L
- Nồng độ Triglyceride mức ranh giới từ 1.7 – 2.25mmol/ L
- Mức cao trong khoảng 2.26 – 5.65mmol/ L
- Mức rất cao khi chỉ số Triglyceride lớn hơn 5.56mmol/L
☛ Tham khảo thêm tại: Chỉ số triglyceride bao nhiêu là thấp? Triglyceride thấp có nguy hiểm không?
Triglyceride tăng cao có nguy hiểm không?

Xét nghiệm Triglyceride là một tín hiệu quan trọng giúp bạn tầm soát nguy cơ mắc các bệnh về mỡ máu. Khi nồng độ Triglyceride tăng cao, quá trình vận chuyển máu bị trì trệ, thậm chí hình thành những mảng xơ vữa bám chắc trên thành mạch. Điều này ảnh hưởng đến hàng loạt cơ quan trong cơ thể, có thể kể đến như:
- Bệnh tim mạch do sự cản trở con đường lưu thông máu. Tim buộc phải tăng co bóp nhiều hơn nữa để có thể đi qua chỗ hẹp, hậu quả thường gặp là tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ: Khi các mảng xơ vữa quá lớn đến mức bong tróc một phần, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình đông máu và hình thành cục máu đông ngay trong lòng mạch.
Khối máu đông có thể di chuyển và gây bệnh tại bất cứ nơi nào trong cơ thể. Khi đến não, nó trở thành vật cản khiến cho các tế bào không nhận đủ oxy và hoại tử chỉ trong vòng vài phút!
- Đái tháo đường type II: Tăng Triglyceride thuộc là một trong năm hội chứng chuyển hóa đánh giá nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường type II.
Đặc biệt, sự kết hợp hai hay nhiều hơn các hội chứng sẽ tăng tỷ lệ hình thành bệnh gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.
- Gan nhiễm mỡ: Do mất cân bằng giữa lượng lipid ra vào gan nên mỡ thừa sẽ bị tích lại tại đây, lâu dần gây ra gan nhiễm mỡ. Nếu lượng Triglyceride đọng lại quá nhiều, gan sẽ mất chức năng dẫn đến xơ gan – căn bệnh hiện không có thuốc đặc trị.
- Viêm tụy cấp tính bởi nồng độ Triglyceride cao sẽ làm tổn thương các tế bào tụy, giải phóng lượng lớn các chất trung gian trong quá trình viêm.
Các triệu chứng điển hình thường diễn ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, thể hiện bằng cơn đau bụng liên tục, dữ dội phải gập người lại, kèm theo nôn ói, sốt cao,…
Phương pháp giúp kiểm soát chỉ số Triglyceride
Chỉ số Triglyceride máu tăng cao gây ra nhiều căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, tác động trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, chỉ số này hoàn toàn có thể thay đổi nếu bạn xây dựng được một lối sống khoa học, lành mạnh. Những phương pháp hữu ích mà bạn nên tham khảo bao gồm:
Tăng cường vận động

Bạn có biết rằng, tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần sẽ giúp cơ thể sản sinh các Cholesterol có lợi hay không? Khi đó, cơ chế cân bằng sẽ tự điều chỉnh khiến cho nồng độ Triglyceride giảm đi, ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng về tim mạch.
Tuy nhiên, chúng ta không cần phải ‘gồng mình’ để thực hiện những bài tập cường độ cao. Chỉ với các động tác đơn giản như Yoga, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… là bạn đã nhận được những hiệu quả không ngờ từ việc vận động rồi!
Giảm cân
Như các bạn đã biết, Triglyceride là dạng mỡ dự trữ khi cơ thể nạp quá nhiều calo. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cân sẽ cải thiện được lượng chất béo tích tụ, trong đó có Triglyceride. Mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau chính vì vậy chọn lựa phương pháp giảm cân phù hợp là cực kỳ cần thiết.
Ngoài ra, bạn không nên quá dựa dẫm vào những thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hồi hộp đánh trống ngực, tăng huyết áp, trầm cảm…Thay vào đó, bạn hãy kiên trì phối hợp vận động và ăn uống điều độ để ổn định chỉ số xét nghiệm Triglyceride của bản thân nhé!
Loại bỏ những thói quen xấu
Hút thuốc lá và uống rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn mỡ máu. Bên cạnh đó, thức khuya hay lười vận động, căng thẳng,.. cũng dễ khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, các tuyến nội tiết hoạt động kém hiệu quả. Điều này dẫn đến tăng hàm lượng Triglyceride trong máu, hình thành lớp mỡ dưới da gây nên béo phì.
Thay đổi một thói quen không phải là điều đơn giản, chính vì vậy, mỗi người cần có một kế hoạch với mục tiêu rõ ràng. Hãy ưu tiên lựa chọn các hoạt động bổ ích cùng người thân của mình, xây dựng lối sống khoa học và phù hợp. Không chỉ vậy, chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng là một mục tiêu quan trọng mà mỗi người cần lưu ý.
Có một chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mỡ máu. Để ổn định nồng độ Triglyceride, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chứa đường tinh chế như bánh quy, snack, thức ăn nhanh… Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật, thịt đỏ… cũng được liệt vào danh sách ‘hạn chế’.
Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất béo có lợi như cá hồi, cá thu, cá mòi… Bạn cũng có thể kết hợp đa dạng những loại hạt chứa Omega – 3 vào mỗi bữa ăn, có nhiều trong hạt lanh, hạt óc chó, dầu oliu… Đồng thời, chất xơ và ngũ cốc cũng nên được tăng cường nhờ khả năng giảm sự hấp thu chất béo, giảm Triglyceride.
Dùng thuốc giảm mỡ máu
Khi những phương pháp hỗ trợ giảm Triglyceride tại nhà không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc như sau:
- Fibrates: Có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp Triglyceride tại gan, giảm đồng thời các lipoprotein tỷ trọng thấp gồm VLDL, LDL. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như viêm tụy, tăng men gan… cần đặc biệt cẩn thận đối với những người mắc bệnh gan, thận.
- Các acid béo omega-3: Là thành phần chính có trong dầu cá với vai trò hạ Triglyceride trong máu. Thế nhưng, nếu dùng thuốc với nồng độ quá cao có thể làm rối loạn quá trình đông máu nên bạn cần có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ chuyên môn.
- Niacin hay còn được biết đến cái tên quen thuộc hơn là vitamin B3. Ngoài những công dụng tuyệt vời lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, Niacin còn hỗ trợ giảm Trigyceride và Cholesterol xấu. Một vấn đề bạn cần lưu ý khi sử dụng đó chính là các phản ứng tương tác thuốc khi dùng nhiều loại khác nhau.
Khám sức khỏe định kỳ
Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh thì việc thăm khám tổng quát 6 tháng/ lần là cực kỳ cần thiết nhằm phát hiện và kịp thời ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều yếu tố dẫn đến rối loạn mỡ máu thì nên thăm khám đúng với lịch hẹn của bác sĩ chuyên môn.
Fremo – giải pháp tối ưu cho người tăng Triglyceride

Với mong muốn mang lại các giải pháp đơn giản, hiệu quả cho người tăng mỡ máu, viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã đưa ra một sản phẩm ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, đó chính là Fremo. Điểm đột phá của Fremo là sự phối hợp hoàn hảo 3 thành phần dược liệu thiên nhiên, bao gồm bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam.
Ngoài ra, sản phẩm còn được chiết xuất từ những thảo dược đã được chứng minh về hoạt tính sinh học, hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Điều này góp phần giúp cho Fremo tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ.
Công dụng quan trọng của Fremo đó chính là ức chế quá trình tổng hợp lipid và tăng đào thải lipid ra khỏi cơ thể. Điều này đã giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của việc tăng Triglyceride, hỗ trợ giảm đồng thời Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL – C cũng như tăng HDL – C. Các chỉ số mỡ máu sẽ trở về mức an toàn, góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ…
Lời kết
Bài viết trên đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về xét nghiệm Triglycerid, cũng như những phương pháp đơn giản giúp ổn định nồng độ mỡ máu. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải chủ động chăm sóc và bảo vệ cơ thể, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao gia tăng Triglycerid. Chúc bạn sẽ có sức khỏe như ý để có thể thực hiện những điều mà mình mong muốn!
Tham khảo thêm tại:
https://medlineplus.gov/lab-tests/triglycerides-test/