Xơ vữa động mạch là bệnh lý diễn ra âm thầm. Tuy nhiên có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Vậy xơ vữa động mạch là gì? Biện pháp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Xơ vữa động mạch là gì?
- Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
- Đối tượng có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch
- Triệu chứng của từng loại xơ vữa động mạch
- Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?
- Xơ vữa động mạch được chẩn đoán như thế nào?
- Điều trị xơ vữa động mạch bằng cách nào?
- Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch
- FREMO – hỗ trợ điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch là bệnh lý đặc trưng bởi sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch. Các mảng bám này có thể là chất béo, cholesterol và một số chất khác. Theo thời gian các mảng bám sẽ dày lên, động mạch bị thu hẹp, sự lưu thông của dòng máu bị cản trở. Trong nhiều trường hợp, mảng bám có thể vỡ ra dẫn đến sự hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
Tỉ lệ mắc xơ vữa động mạch sẽ tăng theo tuổi tác. Quá trình hình thành xơ vữa kéo dài ngay từ khi con người mới chỉ là bào thai, các tổn thương trung gian xuất hiện dần vào những năm 30 của tuổi đời và từ 40 tuổi đã hình thành các mảng xơ vữa thực sự và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài 50 tuổi, quá trình xơ vữa động mạch tiếp tục tiến triển trở nên trầm trọng hơn. Thống kê các nghiên cứu cho thấy có tới 17% người dưới 20 tuổi bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này là 37% ở người có độ tuổi từ 20 – 29, 60% ở người có độ tuổi từ 30 – 39, 71% ở người có độ tuổi từ 40 – 49 và 85% ở người có độ tuổi từ 50 trở lên.
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa xơ vữa động mạch và tăng mỡ máu. Khi nồng độ chất béo trong máu tăng cao mà không được điều trị, theo thời gian chúng sẽ tích tụ tạo thành các mảng xơ vữa làm cản trở sự lưu thông của máu.
Một số nguyên nhân phổ biến gây tăng mỡ máu bao gồm:
- Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ: đồ chiên xào, nội tạng động vật,…
- Uống nhiều rượu, hút thuốc lá
- Thừa cân, béo phì
- Thói quen lười vận động
- Yếu tố di truyền
Đối tượng có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch
Tuổi càng cao nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn
Theo các chuyên gia những đối tượng có một trong các đặc điểm sau sẽ gia tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch:
- Tuổi già: Tuổi càng cao nguy cơ xơ vữa động mạch càng tăng. Sự thoái hóa của động mạch cùng với lối sống không lành mạnh khiến gia tăng mảng bám trong lòng mạch. Ở nam giới, nguy cơ tăng sau 45 tuổi. Ở nữ giới, nguy cơ tăng sau 55 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm: Nguy cơ mắc xơ vữa động mạch sẽ tăng nếu trong gia đình có bố hay anh em trai được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 55 tuổi, hoặc mẹ hay chị em gái được chẩn đoán mắc bệnh tim trước 65 tuổi.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương các tế bào nội mô động mạch, gây tích tụ các mảng bám.
- Đái tháo đường: Lượng đường trong máu quá cao gây tổn thương tế bào nội mô mạch máu, làm rối loạn chức năng mạch máu, lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mô đi vào trong, hình thành nên các mảng xơ vữa.
- Béo phì: Triglyceride, cholesterol và các chất béo dư thừa khác được nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ tích tụ, hình thành các mảng bám.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Các chất có trong khói thuốc gây tổn thương mạch máu, tăng cholesterol và co mạch làm tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh: Một số thói quen làm tăng sự trầm trọng của các yếu tố nguy cơ như: ít vận động thể chất, ăn uống không lành mạnh.
Triệu chứng của từng loại xơ vữa động mạch
Thông thường, xơ vữa động mạch diễn ra âm thầm, không triệu chứng. Các dấu hiệu trở nên rõ ràng khi động mạch thu hẹp nghiêm trọng hoặc đã tắc mạch hoàn toàn. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí động mạch tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là những động mạch chứa nhiều oxy có nhiệm vụ nuôi tim. Sự hình thành các mảng bám làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch này sẽ gây cản trở dòng máu đến tim.
Triệu chứng điển hình của xơ vữa động mạch vành bao gồm: đau thắt ngực, khó thở, loạn nhịp tim, mệt mỏi.

Xơ vữa động mạch cảnh
Động mạch cảnh có nhiệm vụ cung cấp oxy cho não. Khi các mảng bám cản trở sự lưu thông dòng máu lên não có thể gây ra đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu thoáng qua.
Một số triệu chứng của đột quỵ gồm: buồn nôn, cảm thấy lo lắng căng thẳng, chóng mặt và mất thăng bằng, mất ý thức, khó nói hoặc nói không hiểu, khó nhìn.
Xơ vữa động mạch ngoại biên
Xơ vữa động mạch ngoại biên là tình trạng các động mạch ngoại biên bị tắc nghẽn do các mảng bám, làm cản trở dòng máu cung cấp oxy đến các chi.
Trong trường hợp các động mạch ngoại biên bị tắc nghẽn có thể gây tê, đau, chuột rút, vết thương lâu lành.

Xơ vữa động mạch thận
Xơ vữa động mạch thận là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hẹp động mạch thận (chiếm tới 90%). Các mảng bám cản trở lưu lượng máu đến thận, lâu dần gây tổn thương thận mãn tính.
Ở giai đoạn đầu bệnh thận thường không có triệu chứng, triệu chứng thường rõ khi bệnh đã trở nên nặng bao gồm: mệt mỏi, thay đổi số lần đi tiểu, sưng các chi, khó tập trung.
Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?
Triệu chứng của xơ vữa động mạch không rõ ràng, thông thường phát hiện sau khi bệnh nhân đã có những biến chứng nguy hiểm.
Nhồi máu cơ tim
Xơ vữa động mạch vành gây tắc nghẽn lòng động mạch khiến tim thiếu oxy. Nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ khiến mô tim bị chết gây nhồi máu cơ tim với triệu chứng là đau thắt ngực. Nhồi máu cơ tim không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Đây là một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân, theo thống kê thì có tới 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong trước khi được điều trị kịp thời.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não
Là tình trạng một phần não bị tổn thương do lưu lượng máu lên não giảm đột ngột do tắc mạch hay vỡ mạch. Sự cản trở dòng máu lên não của các mảng xơ vữa làm cho chất dinh dưỡng và oxy lên não giảm đáng kể gây chết tế bào não.
Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, trung bình sau mỗi phút sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Do vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức để giảm tối đa nguy cơ để lại di chứng.
Một số di chứng sau cơn đột quỵ như: mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực, tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể…
Thống kê cho thấy một nửa số ca đột quỵ ở người cao tuổi là do xơ vữa động mạch.
Liệt chi
Xơ vữa động mạch cản trở dòng máu đến các chi. Ở mức độ nhẹ người bệnh có cảm giác tê mỏi, đau chân khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Trong nhiều trường hợp không được chữa trị kịp thời có thể gây tắc mạch cục bộ có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.
Dấu hiệu ban đầu của thiếu máu cục bộ chi là vết thương lâu lành, khi tình trạng nặng hơn sẽ gây chết các mô và có thể phải cắt bỏ chi.
Suy thận
Xơ vữa động mạch thận làm cản trở lưu lượng máu đến các cầu thận, điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp, suy thận.

Xơ vữa động mạch được chẩn đoán như thế nào?
Việc chẩn đoán xơ vữa động mạch sẽ được bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh tật – gia đình, khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân có thể được chỉ định một hoặc một số các phương pháp định lượng sau đây:
- Xét nghiệm máu: Để cho kết quả chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn 9 – 12 giờ. Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ đánh giá sự rối loạn chuyển hóa dựa trên các chỉ số: cholesterol, chất béo, đường huyết. Sự rối loạn bất thường của các chỉ số này là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.
- Điện tâm đồ: Là biện pháp phát hiện và ghi lại hoạt động của tim. Xét nghiệm này cho biết tim đập nhanh như thế nào, nhịp ổn định hay không, ngoài ra nó còn cho thấy dấu hiệu cơn đau tim trước đây.
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ phân biệt được nguyên nhân gây đau ngực là do bệnh mạch vành hay là do các bệnh lý liên quan đến phổi như lao phổi hay tràn dịch màng phổi.
- Chỉ số cánh tay – mắt cá chân: Được tiến hành bằng cách so sánh huyết áp ở cánh tay và mắt cá chân. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa hai huyết áp này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh động mạch ngoại biên.
- Siêu âm tim: Là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để thấy hình ảnh chuyển động của tim. Siêu âm tim cung cấp các thông tin cần thiết cho chẩn đoán như: kích thước và hình dạng tim, buồng tim và các van tim hoạt động như thế nào, khu vực cơ tim hoạt động không bình thường, khu vực lưu lượng máu đến tim kém.
- Chụp cắt lớp: Có thể cho thấy hình ảnh các động mạch lớn bị xơ cứng và thu hẹp.
- Thử nghiệm gắng sức: Khi gắng sức tim sẽ bơm khó khăn hơn, nhịp đập nhanh hơn, thử nghiệm này sẽ có thể tiết lộ bệnh lý tim mà hoạt động bình thường không biểu hiện rõ ràng. Đối với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tim trong quá trình hoạt động thể lực như đạp xe tại chỗ hay chạy trên máy chạy bộ.
- Chụp mạch: Sau khi sử dụng một ống thông để đưa chất cản quang vào mạch, hình ảnh của mạch sẽ được hiển thị trên X quang. Phương pháp này cho phép đánh giá mức độ của tắc nghẽn do các mảng xơ vữa.

Điều trị xơ vữa động mạch bằng cách nào?
Xơ vữa động mạch có chữa được không sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp mức độ nhẹ, chưa xảy ra biến chứng thì việc chữa khỏi là hoàn toàn có thể. Một số phương pháp điều trị gồm: thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đây là phương pháp đơn giản nhưng thường bệnh nhân khó tuân thủ, nên thay đổi lối sống có lợi cho tim bao gồm:
- Không hút thuốc
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê
- Tập luyện thể dục thường xuyên
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Tập luyện thể dục thường xuyên
Sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định điều trị bao gồm:
- Nhóm statin và các nhóm giảm cholesterol máu khác: Bằng cách giảm cholesterol trong máu có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Các thuốc nhóm statin bao gồm simvastatin, atorvastatin và pravastatin. Ngoài nhóm statin, để giảm mỡ máu bác sĩ có thể kê các thuốc nhóm fibrate.
- Thuốc chống đông máu: Nhóm thuốc này có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch.
- Thuốc hạ huyết áp: Những người huyết áp cao có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn người có huyết áp bình thường, do vậy đưa huyết áp về mức bình thường là điều hết sức cần thiết để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa.
Phẫu thuật
Trong trường hợp xơ vữa động mạch nặng, sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt có thể không đủ để mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
- Nong mạch vành và đặt stent: Là một thủ thuật dùng để mở các mạch vành bị tắc hoặc hẹp. Thường được chỉ định khi mạch vành hẹp trên 70%. Phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim và giảm đau ngực.
- Ghép bắc cầu động mạch vành: Động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh khác trong cơ thể sẽ được bắc cầu hoặc nối vòng qua động mạch vành bị hẹp. Biện pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa cơn đau tim. Ngoài ra, phương pháp ghép bắc cầu cũng được áp dụng trong bệnh động mạch ngoại biên, giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân.
- Cắt nội mạc động mạch cảnh: Các mảng bám ở động mạch cảnh sẽ được bác sĩ cắt loại bỏ, nhờ đó dòng máu lên não sẽ được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch
Nguy cơ mắc xơ vữa động mạch tăng theo số lượng yếu tố nguy cơ. Bằng việc kiểm soát các yếu tố này sẽ phòng ngừa và làm chậm lại sự tiến triển của các mảnh xơ vữa động mạch.
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn tốt cho hệ tim mạch là chế độ ăn ít muối, ít đường, ít tinh bột tinh chế. Nên ăn nhiều rau củ quả xanh, sữa ít béo hoặc không béo, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc.
Hoạt động thể chất
Nên có thói quen tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc rèn luyện thể chất làm tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm cholesterol, triglyceride từ đó ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa.
Nếu không có thời gian để luyện tập, bạn có thể tận dụng giờ nghỉ lao giữa giờ để đi lại nhẹ nhàng, thay vì đi thang máy bạn nên leo thang bộ, với những đoạn đường ngắn nên đi bộ.
Bỏ thuốc lá
Các chất sinh ra khi hút thuốc có thể gây co thắt và tổn thương các mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các mảng xơ vữa. Do vậy để phòng ngừa xơ vữa động mạch bạn nên bỏ hẳn thuốc lá.
Bỏ thuốc lá không phải điều dễ dàng, tuy nhiên bạn sẽ làm được nếu quyết tâm, hãy trao đổi với bác sĩ để họ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Kiểm soát cân nặng
Dư thừa quá nhiều chất béo trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Để bảo vệ sức khỏe của mình, hãy giảm về cân nặng lý tưởng. Duy trì cân nặng hợp lý ngoài phòng tránh các vấn đề bệnh tật còn giúp bạn trở nên tự tin hơn.
Bí quyết để giảm cân đó là hãy kiểm soát lượng calo nạp vào và lượng calo tiêu thụ, hạn chế nạp vào các thực phẩm dầu mỡ, thay vào đó hãy sử dụng thực phẩm rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc.
FREMO – hỗ trợ điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch
Sử dụng thuốc trong điều trị xơ vữa động mạch tuy có hiệu quả cao nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9,87%. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch. Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả giúp giảm mỡ máu tốt mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglyceride, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về xơ vữa động mạch mời các bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây đến từ PGS.TS Đỗ Doãn Lợi:
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về xơ vữa động mạch. Điều quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch chính là lối sống lành mạnh. FREMO chúc bạn luôn vui khỏe.
Tài liệu tham khảo
- https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-atherosclerosis
- http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/xo-vua-dong-mach/20190827100838894
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/diagnosis-treatment/drc-20350575
- https://www.healthline.com/health/atherosclerosis#prevention
- https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/atherosclerosis