Xơ vữa động mạch là bệnh lý ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa trong cộng đồng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ và những biến chứng nguy hiểm khác. Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh có thể trực tiếp đe dọa đến tính mạng. Vậy xơ vữa động mạch có nguy hiểm không? ảnh hưởng của căn bệnh này đến sức khỏe là gì?
Mục lục
Xơ vữa động mạch là bệnh lý nguy hiểm?
Xơ vữa động mạch là tình trạng thu hẹp lòng động mạch do sự hình thành và tích tụ các mảng bám. Mảng xơ vữa này được tạo thành từ sự lắng đọng của các chất béo, cholesterol, canxi, chất thải tế bào và một vài chất khác được tìm thấy trong máu.
Những mảng xơ vữa trở nên dày và cứng hơn theo thời gian, gây cản trở lưu lượng máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
Xơ vữa động mạch được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim và đột quỵ. Đây là hai trong số những bệnh không truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, khoảng 610.000 người chết vì bệnh tim và gần 795.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Tại phương Tây, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, giết chết hơn 370.000 người mỗi năm.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh gần như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể tử vong.
☛ Chi tiết đọc tại: Bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Biến chứng nguy hiểm từ xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch được xem như “kẻ giết người thầm lặng”, bởi người bệnh sẽ không có biểu hiện nào cho đến khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn.
Các biến chứng của xơ vữa động mạch diễn ra từ trung bình đến nặng phụ thuộc vào động mạch nào bị ảnh hưởng.
Xơ vữa động mạch vành gây hậu quả gì?
Động mạch vành là động mạch chính cung cấp máu cho tim. Khi bị xơ vữa, chúng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dòng máu đến tim, làm lưu lượng máu tới tim bị giảm, gây ra những hậu quả như:
Đau thắt ngực: Khi không có đủ lượng máu đến tim, bạn sẽ gặp phải cơn đau với cảm giác như bị ép chặt, bóp nghẹt trong lồng ngực. Tình trạng này không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể bị đau tim hoặc đột quỵ. Có nhiều loại cơn đau thắt ngực khác nhau, nhưng điển hình là đau ngực ổn định và không ổn định. Trong đó, cơn đau thắt ngực ổn định là phổ biến nhất, nó chỉ kéo dài trong vài phút và sẽ hết khi bạn nghỉ ngơi. Ngược lại, đau thắt ngực không ổn định có cường độ mạnh, kéo dài thậm chí tái phát nhiều lần. Đây chính là tín hiệu cho thấy bạn sắp lên cơn đau tim, cần phải có động thái thăm khám ngay lập tức.
Nhồi máu cơ tim: Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành trái, động mạch vành phải hay các nhánh của chúng bị tắc nghẽn, không thể cung cấp lượng máu giàu oxy đến tim. Hậu quả là chức năng bơm máu của tim không được toàn vẹn, dẫn đến sốc tim, đột tử do tim hay hoại tử tim. Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến tính mạng. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời, sẽ nhanh chóng tử vong. Đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim sẽ để lại mô sẹo – nguyên nhân chính gây ra rối loạn nhịp tim.

Suy tim: Tình trạng này diễn ra khi tim không có khả năng bơm đủ máu cho cơ thể. Suy tim có thể không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức, nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Ngoài ra, suy tim có thể ảnh hưởng đến gan, thận, kèm các biến chứng như: Nhịp tim không đều, bệnh van tim, ngừng tim đột ngột… Tỉ lệ mắc suy tim trên toàn thế giới rất cao, khoảng 26 triệu người.
Cho đến nay, suy tim vẫn là một tình trạng nghiêm trọng không có thuốc chữa. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị sớm kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, có thể tăng cơ hội phục hồi và ít biến chứng hơn.
Biến chứng từ xơ vữa động mạch cảnh
Động mạch cảnh là động mạch cung cấp máu giàu oxy cho não. Khi các mảng xơ vữa bám tại động mạch cảnh, sẽ cản trở dòng chảy của máu đến não, gây ra đột quỵ:
Thiếu máu não thoáng qua: Biến chứng này xảy ra khi một động mạch não bị tắc nghẽn sau đó tự thông, làm máu đến não không đủ trong một khoảng thời gian ngắn. Thiếu máu não thoáng qua là một dấu hiệu cảnh báo cho những cơn đột quỵ trong tương lai gần.
Những người đã từng gặp phải tình trạng này sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 9 lần so với người chưa bị lần nào. Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh sẽ cảm thấy: tê liệt, nhức mỏi ở một bên của cơ thể, lú lẫn, nói ngọng, khó nhìn ở một hay cả hai mắt, mất thăng bằng, đi lại khó khăn, chóng mặt và đầu đau dữ dội.
Đột quỵ: Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi cục máu đông hình thành làm tắc mạch máu lên não trong thời gian dài, khiến dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Theo đó, não dần thiếu oxy, dinh dưỡng và tế bào não sẽ chết trong vài phút.
Tai biến mạch máu não có nguy cơ tử vong cao. Mỗi năm, trên thế giới có 15 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, 5 triệu người tử vong và 5 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân gặp phải nhiều di chứng sau đột quỵ. Phổ biến nhất là: Phù não (sưng não), khó nuốt, làm thức ăn, đồ uống đi vào phổi gây viêm phổi, co giật, mất khả năng vận động.
Sau đột quỵ, người bệnh có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để hồi phục. Một số trường hợp có khả năng phục hồi hoàn toàn chức năng, số còn lại thì bị tàn tật lâu dài hoặc suốt đời.
Biến chứng của xơ vữa động mạch ngoại biên
Xơ vữa động mạch ngoại biên là tình trạng động mạch cung cấp máu giàu oxy cho chân, tay, xương chậu bị thu hẹp do mảng bám. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi như:
- Vết thương lâu lành: Lượng máu không đủ nuôi dưỡng đến các chi khiến các vết thương lâu lành, thậm chí không thể lành. Vùng da tại những chỗ tổn thương trở nên xanh xao, tối màu.
- Nhiễm trùng, hoại tử, cắt cụt chi: Đây là hậu quả của thiếu máu cục bộ chi, gây ra bởi cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Trong trường hợp này, người bệnh được chỉ định cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Xơ vữa động mạch chi dưới không chỉ ảnh hưởng tại chỗ mà còn tác động đến toàn thân. Trong đó, động mạch vành nuôi tim và động mạch cảnh nuôi não là bị ảnh hưởng hơn cả. Từ đó, gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Xơ vữa động mạch thận gây tổn thương gì?
Nguồn cung cấp máu đến thận bị hạn chế có thể gây tổn thương thận mạn tính. Khi đó, chức năng thận suy giảm dẫn đến:
Tăng huyết áp: Huyết áp tăng lên đột ngột, trầm trọng và khó lý giải, thậm chí không thể kiểm soát bằng liệu pháp thông thường. Điều này có thể trở thành tác nhân gây ra tai biến mạch máu não.
Suy thận: Thiếu máu đến thận làm thận suy yếu nghiêm trọng. Nồng độ protein được tìm thấy trong nước tiểu tăng cao, chức năng thận bất thường, trở nên hoạt động kém trong quá trình điều hòa huyết áp của cơ thể. Đặc biệt, khi thực hiện thăm khám, bác sĩ sẽ nghe thấy tiếng rít khi máu chảy qua mạch bị hẹp, thông qua ống nghe đặt trên thận.
Biến chứng phình mạch do xơ vữa động mạch
Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch. Phình mạch có thể xảy tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Đa số những người bị phình động mạch là không có triệu chứng. Đôi khi người bệnh có cảm giác đau và nhói ở khu vực động mạch bị phình.
Khi túi phình động mạch bị vỡ, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng chảy máu trong và có thể tử vong ngay lập tức.

Biến chứng khác
Xơ vữa động mạch còn gây ra các biến chứng lên các hệ thống cơ quan khác của cơ thể. Điển hình là chứng rối loạn cương dương ở nam giới do lượng máu đưa đến dương vật không đủ. Ngoài ra, xơ vữa động mạch còn gây hẹp các động mạch cung cấp máu cho ruột, hậu quả là thiếu máu cục bộ mạc treo ruột, gây ra biến chứng: Đau bụng sau khi ăn, rối loạn tiêu hóa.
Làm thế nào để biết mình mắc xơ vữa động mạch?
Bệnh xơ vữa động mạch ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ nét. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ được bộc lộ rõ sau khi động mạch bị thu hẹp.
Khi đó, người bệnh nhận thấy được các dấu hiệu: cảm giác đau nhói tại ngực, đau tại các chi, khó thở, mệt mỏi kéo dài, đổ mồ hôi trộm, buồn nôn và nôn, nói khó, thị lực suy giảm, nhìn mờ, rối loạn vận động, đầu đau dữ dội, mất ý thức…
Do đó, để phát hiện sớm, cũng như kịp thời loại bỏ những biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch, người bệnh cần thiết lập thói quen khám sức khỏe tổng thể và định kỳ.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình. Đồng thời, họ sẽ kiểm tra triệu chứng của xơ vữa động mạch dựa trên 3 yếu tố:
- Mạch suy yếu hay chứng phình động mạch làm động mạch giãn rộng bất thường.
- Huyết áp giảm.
- Nghe thấy tiếng rít khi nghe động mạch bằng ống nghe.
Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể yêu cầu phương pháp xét nghiệm hoặc các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây để phát hiện xơ vữa động mạch:
- Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu nhằm kiểm tra hàm lượng đường và nồng độ cholesterol trong máu. Nếu hai chỉ số này cao bất thường sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Siêu âm Doppler: Đây là phương pháp sử dụng thiết bị siêu âm đặc biệt để đo huyết áp tại các vị trí khác nhau, dọc theo cánh tay hoặc chân. Phép đo này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của động mạch, giúp bác sĩ xác định mức độ tắc nghẽn và tốc độ lưu thông máu trong động mạch.
- Chỉ số mắt cá chân – cánh tay: Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể chẩn đoán xơ vữa động mạch trên chân và bàn chân ở người bệnh, bằng cách so sánh huyết áp tại mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay. Nếu có sự khác biệt, đó sẽ là dấu hiệu của bệnh xơ vữa mạch máu ngoại vi.
- Điện tâm đồ (ECG): Là phương pháp đơn giản, không gây đau đớn và có thể phát hiện ra cơn đau tim trước đó. Ngoài ra, điện tâm đồ còn cho biết tim đập nhanh như thế nào, độ ổn định của nhịp tim ra sao.
- Kiểm tra sự căng thẳng: Bạn được chỉ định đi bộ trên máy chạy bộ hay đạp xe cố định có kết nối với máy điện tâm đồ để theo dõi nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Phương thức này giúp phát hiện các vấn đề trong tim mà các cách làm khác có thể bỏ sót.
- Đặt ống thông tim và chụp động mạch vành: kỹ thuật này có thể nhận biết động mạch vành bị thu hẹp hay tắc nghẽn.
Hạn chế biến chứng xơ vữa động mạch bằng cách nào?
Hạn chế biến chứng xơ vữa động mạch có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch cùng các bệnh lý kèm theo.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch bao gồm:
- Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch: Ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, sử dụng chất béo không bão hòa từ một số thực phẩm như: đậu phộng, cá trích, hướng dương và hạn chế tiêu thụ muối, đồ ngọt.
- Tập luyện thể dục thường xuyên: Nên duy trì thói quen vận động thể chất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động như: đạp xe, đi bộ đường dài, bóng đá, cầu lông…
- Kiểm soát tốt cân nặng: Thừa cân hay béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp. Đồng thời, chúng gây ra các biến chứng như: xơ vữa động mạch, cholesterol máu cao. Vì vậy, một chế độ ăn cân đối, tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện nồng độ cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Theo dõi chỉ số đường huyết: Nồng độ glucose trong máu quá cao có thể làm hỏng thành động mạch, là thủ phạm chính gây ra các mảng bám xơ vữa. Do đó, duy trì đường huyết ở mức ổn định có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của xơ cứng động mạch.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc có thể gây tổn thương và thắt chặt các mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, hãy từ bỏ việc hút thuốc lá để mang lại sức khỏe tốt cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Fremo thảo dược đẩy lùi và ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch
Với mong muốn tìm ra giải pháp tối ưu trong đẩy lùi biến chứng của xơ vữa động mạch, PGS.TS Lê Minh Hà cùng những cộng sự đã nghiên cứu thành công bài thuốc tích hợp ba dược liệu quý: Giảo cổ lam, xạ đen, bụp giấm. Công trình nghiên cứu này đã được đơn vị đi đầu trong cả nước về nghiên cứu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển thành sản phẩm thảo dược Fremo.

Thế mạnh nổi trội của Fremo là có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên lành tính, cùng với quy trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đảm bảo tính an toàn nghiêm ngặt, không có tác dụng phụ nên người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, các thử nghiệm nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả của sản phẩm tương đương với các thuốc điều trị xơ vữa động mạch thông thường.
Fremo đem đến những công dụng sau:
- Ức chế sự tổng hợp lipid, hỗ trợ đào thải lipid ra bên ngoài. Từ đó, giảm được nồng độ cholesterol, triglyceride, LDL, giúp tăng HDL và giữ chỉ số mỡ máu ở mức ổn định.
- Giảm cung cấp acid béo cho gan, hạn chế tồn đọng mỡ thừa.
- Ngăn chặn mảng xơ vữa hình thành. Đồng thời, phòng ngừa và đẩy lui các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi xơ vữa động mạch.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Nguồn tham khảo
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/247837
- https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/atherosclerosis
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/symptoms-causes/syc-20350569