Xơ vữa tĩnh mạch chân là một nguy cơ tiềm ẩn có khả năng làm mất đi chức năng đi đứng của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phải cưa chân, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Mục lục
Xơ vữa tĩnh mạch chân là gì?
Áp lực dòng chảy trong lòng động mạch thường rất cao, chúng tác động lên lớp nội mạc lót trong lòng mạch máu, tạo điều kiện cho các cholesterol bám lên thành mạch dễ dàng. Ngược lại, áp lực trong lòng tĩnh mạch lại thấp, do đó khó có thể hình thành các mảng xơ vữa.
Vì vậy mà xơ vữa thường xảy ra ở các động mạch lớn và vừa (thường gọi là xơ vữa động mạch), rất ít khi xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp (động mạch phổi), động mạch nhỏ và tĩnh mạch. (☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh xơ vữa động mạch)
Mặc dù khó hình thành xơ vữa ở tĩnh mạch, song, tình trạng thuyên tắc vẫn có thể xảy ra ở tĩnh mạch do hình thành cục máu đông. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ngăn chặn máu từ tĩnh mạch quay trở về tim, làm giảm tuần hoàn máu, dẫn tới đau và sưng, bao gồm các tế bào cơ, làm xuất hiện tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Hầu hết người bệnh thường gặp là tình trạng xơ vữa động mạch chi dưới.
Xơ vữa động mạch chân hay còn gọi là xơ vữa động mạch chi dưới, là tình trạng bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa về bệnh động tĩnh mạch. Xơ vữa động mạch chân chiếm tỉ lệ khoảng 7% ở người có độ tuổi từ 60 – 69 tuổi, chiếm 12,5% ở người có độ tuổi từ 70 – 79 tuổi, và hơn 23% ở người có độ tuổi trên 80.
Bạn có thể hình dung các động mạch dẫn máu giống như một hệ thống các đường ống có nhiều kích thước khác nhau, đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan, tế bào, bao gồm chi dưới kể từ vùng mông cho đến các ngón chân. Khi xuất hiện các mảng xơ vữa, lòng động mạch bị hẹp, tắc, gây cản trở dòng chảy của máu đến chân, tình trạng này kéo dài tới một mức độ nào đó sẽ gây ra thiếu máu nuôi dưỡng chân và các biến chứng nguy hiểm liên quan.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh xơ vữa tĩnh mạch chi dưới?
Bệnh xơ vữa tĩnh mạch chân là do xơ vữa động mạch. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa tĩnh mạch chân cao hơn người bình thường:
- Tuổi cao: Bệnh thường gặp ở độ tuổi 55 – 60 và nguy cơ ở nam giới cao hơn nữ giới.
- Người có lối sống kém lành mạnh: Lười vận động, hút thuốc lá, thường xuyên dùng chất kích thích,…
- Người mắc bệnh rối loạn mỡ máu
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tăng huyết áp
- Bệnh tăng Homocystein máu
☛ Chi tiết hơn tại: Xơ vữa động mạch do nguyên nhân nào?
Chẩn đoán xơ vữa tĩnh mạch chân
Tiền sử
- Người bệnh hoặc người thân của bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu cục bộ tim và/hoặc mắc bệnh lý tim mạch như: bệnh động mạch chi dưới, phình động mạch chủ bụng, hẹp động mạch thận, bệnh lý động mạch cảnh,…
- Thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ xơ vữa động mạch/tĩnh mạch
- Có các dấu hiệu gợi ý bệnh lý ác tính do thuốc lá (phổi, tuyến tiền liệt, vòm họng)
- Có thể có xơ vữa động mạch/tĩnh mạch ở vị trí khác ngoài động mạch chân.
Triệu chứng cơ năng
1. Đau cách hồi chi dưới
Người bệnh sẽ có cảm giác đau co rút cơ, xuất hiện khi dùng lực mạnh, sau khi đi được một đoạn đường và sẽ giảm đau khi dừng lại, tiếp tục đau khi dùng sức hoặc đi một đoạn đường tương đương.
Vị trí đau thường là nơi động mạch bị tổn thương, như là:
- Tổn thương động mạch chậu: đau ở vùng mông hoặc đùi
- Tổn thương đoạn động mạch đùi – khoeo: đau vùng bắp chân
- Tổn thương động mạch cẳng chân: đau bàn chân
2. Đau chi dưới khi nằm
Cơn đau thường xuyên xuất hiện về đêm khi nằm ngủ, gây cảm giác đau rát, tê bì, lạnh chi, triệu chứng sẽ thuyên giảm khi để thõng chân hoặc đứng dậy.
3. Thiếu máu cấp chi dưới
Cảm giác nặng chân, căng bắp chân, chân sưng to, bồn chồn ở chân, đau, nóng rát, ngứa chân,… Khi không đủ máu để cung cấp xuống chân do cục máu đông gây tắc động mạch chân đột ngột, có thể gây ra biến chứng bong, thuyên tắc mảng xơ vữa bởi chứng phình động mạch chủ.
4. Tình trạng loạn dưỡng
- Teo cơ
- Rụng lông
- Móng dày, loét
- Hoại tử đầu chi
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch
Thăm dò cận lâm sàng
1. Đánh giá chỉ số ABI
Các mức ABI cho thấy:
- >1,3: thành mạch cứng, dễ xơ vữa
- 1 – 1,3: bình thường
- 0,9 – 1: có thể có hẹp, trong phạm vi chấp nhận được
- 0,8 – 0,9: có thể mắc xơ vữa tĩnh mạch chi dưới thể nhẹ
- 0,5 – 0,8: có thể mắc xo vữa tĩnh mạch chi dưới thể trung bình
- <0,5: có thể mắc xơ vữa tĩnh mạch chi dưới thể nặng, thiếu máu chi trầm trọng
2. Siêu âm tĩnh mạch chi dưới
Đánh giá trên siêu âm: vị trí, hình thái mảng xơ vữa, vôi hóa, loét trên mảng xơ vữa; tình trạng hẹp, tắc tĩnh mạch, khả năng tuần hoàn máu, độ phình mạch, huyết khối sâu chi dưới
3. Chụp cản quang tĩnh mạch chi dưới
Đây là chỉ định bắt buộc trong trường hợp nhận thấy tổn thương vùng tĩnh mạch chậu và đùi qua siêu âm Doppler.
Qua đây, bác sĩ có thể đánh giá được:
- Vị trí vùng tĩnh mạch bị tổn thương
- Sự phát triển của tuần hoàn bàng hệ thay thế
- Đặc điểm của vùng tĩnh mạch hạ lưu (qua đây có thể đưa ra quyết định chỉ định phẫu thuật bắt cầu nối động/tĩnh mạch)
4. Chụp cắt lớp vi tính tĩnh mạch chi dưới: Có thể hạn chế những biến chứng có liên quan đến quá trình chọc và thăm dò xâm nhập tĩnh mạch.
5. Chụp cộng hưởng từ dựng hình tĩnh mạch chi dưới: Có thể chỉ định đối với những bệnh nhân xơ vữa tĩnh mạch chân bị suy thận nặng.
Nguy cơ cắt cụt chi và biến chứng nguy hiểm
Biến chứng có thể gặp phải khi bị xơ vữa tĩnh mạch chân:
- Thay đổi ở da và tổ chức: thay đổi màu sắc da, chàm, teo cơ, cứng
- Loét
- Tụt huyết áp tư thế đứng
- Huyết khối tĩnh mạch nông
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Chảy máu
- Nhồi máu phổi
- Hoại tử
Động – tĩnh mạch là một hệ thống phân bổ ở toàn bộ cơ thể sống, do đó, khi tĩnh mạch chân bị xơ vữa thì các tĩnh mạch khác trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng, đặc biệt là các mạch cảnh nuôi não (gây tai biến mạch máu não), mạch vành nuôi tim (gây nhồi máu cơ tim), tĩnh mạch thận (gây suy thận, tăng áp,…). Chúng đều là những biến chứng nguy hiểm và nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch chi dưới
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
- Bỏ hút thuốc: thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi, khói thuốc còn có thể phá hủy mạch máu, làm cản trở dòng chảy của máu và là yếu tố nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch trong đó có xơ vữa động mạch chân.
- Điều trị tăng huyết áp (nếu có)
- Điều trị rối loạn mỡ máu (nếu có).
- Giảm cân (nếu béo phì, thừa cân): nhằm giảm trọng lượng phía trên, giảm áp lực, gánh nặng cho chân.
- Chuẩn bị cho các biến chứng loét, tổn thương do lạnh hoặc chấn thương bằng cách: dùng tất chân, phòng ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế môi trường lạnh, tránh dùng thuốc gây co mạch.
- Người bệnh có thể lưu ý một vài meọ như: gác chân cao khi nghỉ, lựa chọn giày và trang phục thích hợp, tránh ngâm nước nóng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu,…
Chế độ ăn uống
- Hạn chế tiêu thụ chất béo xấu: đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, chất béo chuyển hóa,…
- Tiêu thụ lượng muối vừa đủ: người ăn nhiều muối dễ bị cao huyết áp, suy thận, suy tim,… Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 5g muối/ngày.
- Giảm đường, đồ uống có ga: nhằm ngăn ngừa tiểu đường, béo phì và nguy cơ rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch.
- Hạn chế tiêu thụ bia rượu: uống nhiều bia rượu không chỉ gây hại cho gan thận mà cũng làm ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của máu, cản trở việc máu đi xuống chân, gây xơ vữa động mạch chân. Hãy hạn chế mức tiêu thụ rượu của bạn xuống mức thấp nhất, ở nam giới giới hạn là 2 ly/ngày và nữ giới là 1 ly/ngày.
☛ Tham khảo thêm: Thực phẩm tốt cho người bị xơ vữa
Chế độ luyện tập
- Tạo thói quen dành tối thiểu 30 phút/ngày để tham gia vào các hoạt động thể chất nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ và tăng khả năng tạo các mạch máu bàng hệ.
- Các bài tập ưu tiên cho bệnh nhân xơ vữa động mạch chân là: đi bộ, chạy bộ từ 2 – 3 km/ngày; bài tập thể dục nhịp điệu, các môn thể thao như đánh cầu lông, tennis,…
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (thường được kê trong hầu hết đơn thuốc điều trị xơ vữa tĩnh mạch chi dưới): aspirin 75 mg/ngày hoặc plavix 75 mg/ngày.
- Thuốc chống đông máu nhóm Heparin thường (5000 UI x 2 lần/ngày ) và Heparin TLPT (trọng lượng phân tử) thấp (Enoxaparin 40 mgx 1 lần/ngày hoặc Enoxaparin 30 mgx 1 lần/ngày với bệnh nhân suy thận): được chỉ định duy nhất trong trường hợp điều trị tái lưu thông mạch máu; dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc cải thiện tuần hoàn động mạch: nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh, dùng trong thời gian ngắn. Bao gồm: Naftidrofuryl 300 – 400 mg/ngày; Pentoxifylline 400 – 1200 mg/ngày hoặc Cilostazol 200 – 300 mg/ngày.
- Fondaparinux: liều 2,5 mg x 1 lần/ngày; 1,5 mg x 1 lần/ngày với bệnh nhân suy thận.
- Kháng vitamin K: liều hiệu chỉnh sao cho IRN từ 2 – 3 (cần 5 ngày để thuốc có thể đưa về chỉ số này).
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc nào làm tan mảng xơ vữa?
Phương pháp can thiệp động mạch qua da
- Sau khi chụp tĩnh mạch cản quang, người bệnh được nong vị trí tĩnh mạch bị hẹp nhờ bóng (tùy từng trường hợp bác sĩ có thể đặt stent hoặc không).
- Chỉ định can thiệp gồm có: hẹp khít tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo (tùy trường hợp).
Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật cắt bỏ mảng xơ vữa trong lòng động mạch, sau đó dùng miếng vá tĩnh mạch hoặc mạch nhân tạo để mở rộng lòng mạch ngay tại vị trí lấy bỏ mảng xơ vữa.
- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch: dùng tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo để làm cầu nối.
- Trường hợp người bệnh bị xơ vữa tĩnh mạch chân biến chứng sang giai đoạn nặng có hoại tử đầu chi hoặc khi làm phẫu thuật hay can thiệp không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định cắt cụt chi.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ làm tan mảng xơ vữa tĩnh mạch chân
Bên cạnh việc thực hiện các hướng dẫn điều trị bệnh xơ vữa tĩnh mạch chân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, các chuyên gia y khoa cũng khuyến khích người bệnh kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm xơ vữa tĩnh mạch chân an toàn, hiệu quả.
FREMO là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam khi ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được chuyển giao thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglyceride, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Hỗ trợ giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, đẩy lùi bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY